Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 02:42

Đầu tư lưới điện 220kV cho Phú Quốc

Đây là chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhằm giải quyết những thách thức về tăng trưởng phụ tải nóng của huyện đảo Phú Quốc trong thời gian gần đây, góp phần cung ứng đủ điện với chất lượng ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Kéo điện bằng cáp ngầm ra đảo Phú Quốc

Nhu cầu cấp thiết

Theo báo cáo của UBND huyện Phú Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế của huyện vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất tăng 33,52% so cùng kỳ năm 2015, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp tăng 26,97%; xây dựng tăng 59,53%. Tổng mức doanh thu thương mại - du lịch là 14.290 tỷ đồng, đạt 71,45% so với kế hoạch, tăng 14,50%. Khách du lịch đến Phú Quốc đạt 685.566 lượt, tăng 62,99% so cùng kỳ. Đến nay, toàn huyện thu hút 236 dự án đầu tư với diện tích 10.174 ha, trong đó có 168 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đã có 27 dự án đi vào hoạt động và 23 dự án đang triển khai xây dựng. Đây cũng là lý do khiến nhu cầu sử dụng điện của huyện đảo tăng “chóng mặt” với tốc độ 2 con số.

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN - cho biết, qua theo dõi thực tế, chỉ sau hơn 2 năm, phụ tải của Phú Quốc đã tăng lên gấp hơn 3 lần so với thời điểm mới lắp đặt đường cáp ngầm xuyên biển 110kV. Từ công suất ban đầu ở mức 12MW, dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ đạt 60MW, tăng gấp 5 lần so với thời điểm 2014. Tốc độ tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2014 - 2016 lên tới 70%/năm và 50%/năm của giai đoạn 2016 - 2020.

Ngay tại thời điểm này, các chủ đầu tư khách sạn, trung tâm dịch vụ, khu du lịch đã đăng ký phụ tải điện với mức công suất hơn 110MW. Theo tính toán của EVN, nhu cầu công suất điện từ năm 2018 trở đi của Phú Quốc sẽ vượt quá khả năng cung cấp của tuyến cáp ngầm hiện nay. Đến năm 2020, nhu cầu điện có thể đạt công suất hơn 250MW. Trong khi đó, tuyến cáp ngầm 110kV xuyên biển có công suất truyền tải tối đa là 131MVA, chắc chắn sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển thời gian tới.

Sẽ đầu tư lưới điện 220kV

Có thể nói, với cơ chế chính sách ưu đãi, vị trí thuận lợi cùng tài nguyên thiên nhiên quý giá, trong tương lai gần, Phú Quốc vẫn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn về cơ sở hạ tầng tại Phú Quốc, trong đó có hệ thống điện. Một số doanh nghiệp cho biết, họ chỉ đưa ra được quyết định đầu tư khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp hơn.

Nắm bắt được nhu cầu này, đồng thời với vai trò là đơn vị chịu trách nhiệm bảo đảm điện cho phát triển kinh tế ở các địa phương nói chung và Phú Quốc nói riêng, EVN đã giao cho Tổng công ty Điện lực miền Nam nghiên cứu xây dựng và báo cáo Bộ Công Thương, báo cáo Chính phủ về việc chủ trương xây dựng đường dây 220kV cấp điện cho Phú Quốc.

Theo ông Dương Quang Thành, hiện phương án xây dựng mạch 2 cấp điện cho Phú Quốc bằng đường dây 220kV hai mạch trên không đã được hoàn thành và trình Bộ Công Thương xem xét, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực của huyện đảo Phú Quốc, cũng như Quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến 2020.

Còn ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - cho rằng, điện đóng một vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện. Nếu hệ thống điện tiếp tục được đầu tư, nâng cấp sẽ góp phần tạo điều kiện, động lực để huyện thu hút thêm các nhà đầu tư mới. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, hoạt động của mình.

Ông Dương Quảng Thành- Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN:

Việc cấp điện cho các huyện đảo nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương mà còn nhằm bảo vệ và xác định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử