Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong các cơ quan báo chí, xuất bản

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản năm 2022, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị cần đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong các cơ quan báo chí, xuất bản trong cả nước.
Bộ Công Thương mong các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp và đồng hành Phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”

Thực hiện chương trình công tác năm 2022, ngày 08/8/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản năm 2022.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, chủ trì Hội nghị.

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong các cơ quan báo chí, xuất bản
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, xuất bản; cơ quan hội; cơ quan báo chí, xuất bản.

Hội nghị nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và “Rà soát quy hoạch ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa”; nắm bắt, đánh giá tình hình hoạt động báo chí, xuất bản trong tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thời gian qua; chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện lãnh đạo Vụ Báo chí, Xuất bản báo cáo công tác báo chí, xuất bản những tháng đầu năm 2022. Theo đó, những tháng đầu năm, đối với lĩnh vực báo chí,công tác chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, kịp thời, quyết liệt, bám sát hơn với tình hình thực tiễn; chủ động nắm bắt các sự kiện, kịp thời thông tin, định hướng dư luận xã hội bảo đảm khách quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm. Tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng thông tin, bảo đảm việc chỉ đạo, cung cấp thông tin thống nhất, kịp thời và thuyết phục, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, bảo đảm để báo chí giữ vững vai trò định hướng, chi phối thông tin trong xã hội.

Không những thế công tác chỉ đạo, quản lý thông tin báo chí tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ về tư duy; áp dụng khoa học công nghệ để chuyển từ cách làm cũ sang cách làm mới “quản lý theo số lớn”, trong đó việc sử dụng công nghệ để đo đếm số lượng tin bài; xu hướng thông tin; mức độ quan tâm của độc giả... qua đó giúp cơ quan chỉ đạo, quản lý phân tích, tổng hợp để nắm bắt, nhận biết các xu hướng nội dung trên cơ sở đó có sự định hướng chỉ đạo kịp thời.

Ngoài ra vai trò lãnh đạo, chỉ đạo định hướng về chính trị, tư tưởng, thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cơ quan báo chí, người làm báo được tăng cường; thực hiện đúng tôn chỉ mục đích; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí đối với hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao... Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được triển khai quyết liệt nhằm phát triển báo chí “chuyên nghiệp, hiện đại, nhân văn” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị liên quan của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Hội Nhà báo Việt Nam tăng cường rà soát, chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí, nhất là đối với những sai phạm liên quan đến việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, tình trạng “báo hóa” các tạp chí điện tử, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.

Công tác cấp phép thành lập mới các cơ quan báo chí, cấp thêm loại hình báo chí, cấp lại giấy phép hoạt động báo chí được thực hiện bài bản, kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan và khoa học, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Đảng; nội dung quy định giấy phép hoạt động ngày càng cụ thể, khoa học, chặt chẽ.Công tác Hội ngày càng được tăng cường; hoạt động của Hội ngày càng phong phú, đa dạng thiết thực và đi vào chiều sâu.

Cùng với công tác chỉ đạo, quản lý, của các cơ quan chủ quản, trong thời gian qua công tác thông tin tuyên truyền trên báo chí cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các cơ quan báo chí đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện tuyên truyền kịp thời, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các sự kiện trọng đại của đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, công tác bảo vệ chủ quyền, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội.

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong các cơ quan báo chí, xuất bản
Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức

Đặc biệt, báo chí, truyền thông thông tin công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển du lịch và phục hồi các thị trường nội địa; vận động người dân không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch COVID-19 trước bối cảnh xuất hiện biến thể mới; tự nguyện, tích cực tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, bảo vệ thành quả chống dịch để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái tiếp tục được tăng cường, số lượng, chất lượng các chuyên mục, chương trình, tin bài đã tăng lên đáng kể, nhiều bài viết, chương trình có hiệu ứng tốt trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận.

Hình thức thông tin báo chí thường xuyên đổi mới đa dạng, nhiều tin, bài kèm theo hình ảnh động, sử dụng Infographic và được thiết kế ấn tượng… được lan tỏa trên nhiều nền tảng số khác nhau, tăng khả năng tiếp cận của người dân.

Rà soát quy hoạch ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa

Đánh giá về công tác chỉ đạo, quản lý, công tác chủ quản ở lĩnh vực xuất bản trong thời gian qua, báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương cũng nêu rõ: Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý hoạt động xuất bản có nhiều đổi mới và chủ động; bám sát với tình hình thực tiễn có trọng tâm trọng điểm, kịp thời khắc phục một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động xuất bản. Việc phối hợp chỉ đạo, quản lý giữa cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cơ quan chủ quản ngày càng được tăng cường và thực chất hơn.Công tác hiệp y bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo nhà xuất bản ngày càng được thực hiện chặt chẽ, khoa học, đúng quy định của Đảng và Nhà nước .

Nhiều hoạt động thúc đẩy, phát triển phong trào đọc sách trong quần chúng nhân dân được thực hiện; hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam, góp phần phát triển, khuyến khích phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân, hình thành thói quen đọc sách của từng cá nhân; tạo nên những giá trị văn hóa từ gia đình, dòng họ đến cơ quan, đoàn thể.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý, chủ quản còn chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng các chuyên mục, chương trình giới thiệu sách, lợi ích của việc đọc sách, qua đó giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận thị trường sách, mang đến cho công chúng những cuốn sách hay, những trang sách đẹp và lan tỏa văn hóa đọc tới công chúng.

Xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam (10/10/1952-10/10/2022) với nhiều nội dung phong phú, sinh động, thiết thực, hiệu quả; tập trung triển khai thực hiện Chương trình Sách quốc gia giai đoạn 2022 - 2026; kế hoạch tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ Năm.

Công tác đọc, kiểm tra, xử lý vi phạm xuất bản phẩm và giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại được tăng cường; chủ động phối hợp, cung cấp thông tin phục vụ công tác kiểm tra, xử lý của các Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan chức năng.

Một số cơ quan chủ quản xuất bản đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, định hướng hoạt động của nhà xuất bản trực thuộc, đặc biệt là việc đảm bảo nội dung chính trị, tư tưởng của xuất bản phẩm. Nhiều cơ quan chủ quản xuất bản thực hiện tốt công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, triển khai giải pháp hỗ trợ nhà xuất bản kịp thời để tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, tăng cường hiệu quả trong liên doanh liên kết. Trong đó, một số nhà xuất bản đã nhận được sự hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất hoặc hỗ trợ thông qua các chương trình, chính sách đặt hàng của cơ quan chủ quản.

Mặc dù còn khó khăn về nhiều mặt, nhất là nguồn kinh phí hoạt động hạn chế, nhân lực ít, nhưng Hội Xuất bản Việt Nam, các cấp Hội đã nỗ lực cố gắng trong việc thực hiện 05 mục tiêu do Đai hội IV đề ra, đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của ngành Xuất bản. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực, bổ ích nhằm thúc đẩy, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; chủ động, tích cực trong công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2022-2027.

Đặc biệt đối với công tác xuất bản trong thời gian qua có có nhiều nỗ lực,cố gắng khôi phục lại quy trình xuất bản bị gián đoạn trong khoảng thời gian dài do dịch Covid-19, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Các nhà xuất bản đã thực hiện xuất bản 21.027 xuất bản phẩm với 361.143.213 bản (tăng 3,1% về xuất bản phẩm, tăng 5,5% về bản). Trong đó: Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 19.250 cuốn với 355.142.424 bản (tăng 0,1% về cuốn, tăng 6,3% về bản); Xuất bản phẩm dạng điện tử đạt 1142 xuất bản phẩm (tăng 104,6%); Xuất bản phẩm khác dạng đĩa CD, DVD, bản đồ, bưu ảnh, lịch các loại đạt 635 xuất bản phẩm với 6.000.789 bản (tăng 3% về xuất bản phẩm, giảm 25,9% về bản). Tỷ lệ sách bình quân đầu người đạt khoảng 1,9 bản sách/người (không tính sách giáo khoa) .

Nhiều xuất bản phẩm có nội dung tốt, mang tính thời sự cũng được các nhà xuất bản chú trọng xuất bản, như: xuất bản phẩm tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xuất bản phẩm tuyên truyền đấu tranh phản bác lại những luận điệu sai trái, thù địch; xuất bản phẩm cung cấp kiến thức phòng chống dịch bệnh Covid-19...

Các nhà xuất bản đã bám sát định hướng, chủ động, sáng tạo, đầu tư khoa học, bài bản xuất bản nhiều bộ sách, đầu sách phục vụ kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước, ngành, địa phương, góp phần tích cực thông tin, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, quyết định của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ...

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong các cơ quan báo chí, xuất bản
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, xuất bản; cơ quan hội; cơ quan báo chí, xuất bản trong cả nước

Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2022, một số ấn phẩm tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được xuất bản, ra mắt, giới thiệu và nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao của độc giả, học giả trong nước và bạn bè quốc tế; góp phần vào việc nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các nhà xuất bản chủ động đề ra các nội dung, giải pháp đầu tư, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, đặc biệt bám sát, tạo điểm nhấn cho từng mảng đề tài; đa dạng hóa xuất bản phẩm, với các đề tài rất phong phú.

Thời gian qua, các nhà xuất bản đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất bản, đã có thêm 02 nhà xuất bản được xác nhận hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử (Nhà xuất bản Tri thức và Nhà xuất bản Kim Đồng), nâng tổng số các nhà xuất bản được hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử lên 13 nhà xuất bản, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội trong thời hội nhập.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chủ quản đối với công tác báo chí, xuất bản

Tại Hội nghị, các đại biểu còn được nghe ý kiến tham luận đầy tâm huyết, trách nhiệm của lãnh đạo một số cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, xuất bản tham dự Hội nghị. Các đại biểu đã thảo luận, trao đổi để tăng cường công tác phối hợp trong chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin đồng bộ, kịp thời; tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền để định hướng dư luận xã hội bảo đảm khách quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực báo chí, xuất bản...; kiến nghị, đề xuất một số vấn đề cần quan tâm về cơ chế, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động báo chí, xuất bản trong tình hình mới.

Phát biểu chỉ đạo kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh một số kết quả, dấu ấn quan trọng, nổi bật của công tác báo chí, xuất bản những tháng qua. Theo đó, đồng chí khẳng định, công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, kịp thời, quyết liệt hơn, bám sát tình hình thực tiễn, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả và thống nhất một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng thông tin là Ban Tuyên giáo Trung ương; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong hoạt động báo chí, xuất bản tiếp tục được tăng cường; chuyển đối số diễn ra mạnh mẽ và được quan tâm đầu tư nghiêm túc cả về nhân lực và tài lực; công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được các cơ quan báo chí, nhà xuất bản đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Để công tác báo chí, xuất bản trong thời gian tới tiếp tục đi vào nề nếp và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ cho người dân, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị trong thời gian tới, các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, xuất bản; cơ quan hội và các cơ quan báo chí, xuất bản cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thật tốt việc thông tin, tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tạo sự thống nhất cao trong Đảng và trong xã hội về các đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ động cung cấp thông tin, kiến thức, cập nhật những chính sách, quyết sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong các cơ quan báo chí, xuất bản...

dangcongsan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Tuyên giáo Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Tin cùng chuyên mục

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động