Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 12:36

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản an toàn Sơn La sang thị trường Trung Quốc

Đó là lời cam kết của Đại sứ quán Trung Quốc, Chính phủ thành phố Sủng Tả, chính quyền thị xã Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây cùng 30 doanh nghiệp (DN) trực tiếp tham gia Hội nghị xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn tỉnh Sơn La sang thị trường Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn, sáng ngày 18/6.

Tiềm năng lớn

Sơn La là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, có khí hậu nhiệt đới và thổ nhưỡng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tận dụng ưu thế đó, những năm vừa qua, Sơn La đã tập trung canh tác những loại nông sản có chất lượng cao như: mận, xoài, chanh leo…

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn tỉnh Sơn La sang thị trường Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn sáng ngày 18/6.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, hiện nay, diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La đạt gần 60 nghìn ha, tăng 1,5 lần so với năm 2015. Tỉnh hướng mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 100 nghìn ha cây ăn quả, sản lượng đạt 1,1 triệu tấn.

Trong đó, một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cây nhãn hơn 14,5 nghìn ha, sản lượng hơn 70 nghìn tấn/năm; cây xoài hơn 11 nghìn ha, sản lượng gần 30 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở các huyện Mường La, Yên Châu, Mộc Châu… Cây bơ, thanh long cũng đang là loại cây trồng mới đang được phát triển mạnh; một số loại cây phục vụ cho chế biến công nghiệp như cà phê, chè, cao su, đường, tinh bột sắn đang có điều kiện mở rộng sản xuất, dự báo có khả năng tiêu thụ ở nhiều thị trường.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La phát biểu tại hội nghị.

“Để nông sản Sơn La đạt chất lượng tốt nhất, trong những năm qua, việc quản lý vùng nguyên liệu đã được tỉnh quan tâm tạo điều kiện phát triển; áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP… được giám sát chặt chẽ đã tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La được người tiêu dùng tin tưởng. Đến nay, toàn tỉnh có 17 sản phẩm nông sản, thực phẩm được công nhận thương hiệu; Năm 2019 tiếp tục xây dựng thêm thương hiệu cho 7 sản phẩm” - ông Trần Quốc Khánh cho hay.

Hướng tới mục tiêu gia tăng xuất khẩu

Năm 2018, giá trị sản xuất nông sản, các sản phẩm công nghiệp của tỉnh đạt trên 115 triệu USD, trong đó nông sản chiếm 98,5%, vượt 43% so với kế hoạch năm 2018, tăng 172% so với năm 2017.

Khách hàng tham quan, tìm hiểu sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La trưng bày tại hội nghị

Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La ước đạt 80 triệu USD, tập trung vào một số mặt hàng như: Xoài xuất khẩu 4.500 tấn, tăng 130% so với niên vụ 2018 với giá thu mua bình quân tăng 1,8 lần so với năm trước; Chuối xuất khẩu hơn 2.600 tấn với giá thu mua bình quân tăng 1,4 lần so với năm 2018; Mận hậu xuất khẩu 910 tấn với giá thu mua bình quân tăng 8 lần so với năm 2018…

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2019, tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng dựng vùng nguyên liệu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hiện quy trình sản xuất an toàn; tăng cường kiểm tra giám sát quy trình sản xuất, đánh giá cấp mã vùng, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Quốc Khánh cam kết, tỉnh Sơn La sẽ tập trung xây dựng các chuỗi giá trị từ sản xuất, cung ứng, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp có lợi, phấn đấu giá trị xuất khẩu nông sản đạt trên 150 triệu USD, tăng 30% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu xoài đạt 5.000 tấn, nhãn 8.100 tấn, chanh leo 2.000 tấn…

Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Toả Cẩm, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, Trung Quốc đánh giá cao những đầu tư tích cực của tỉnh Sơn La trong việc giao lưu địa phương và hợp tác thương mại nông sản ở 2 nước.

Ông Hồ Toả Cẩm, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Đại sứ quán Trung Quốc cam kết trong năm 2019 sẽ tiếp tục là cầu nối, phối hợp tích cực với các Bộ ngành trung ương của 2 nước nhằm tăng cường trao đổi hợp tác, tạo ra chính sách thông thoáng; thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới hai nước; đồng thời thúc đẩy hợp tác nông nghiệp công nghệ cao để tiến tới kế hoạch hợp tác chế biến nông sản trong tương lai” - ông Hồ Tỏa Cẩm cho hay.

Đồng quan điểm với ông Hồ Tỏa Cẩm, ông Lý Thành Lưu, Phó chánh văn phòng chính phủ nhân dân thành phố Sủng Tả cho biết, thành phố Sủng Tả và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về ngành nông nghiệp, do đó có nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai. Nông sản Sơn La đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc nên hai bên cần tăng cường giao lưu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng nông sản nổi tiếng, cùng nhau thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ nông sản mang lại lợi ích kinh tế cho hai nước.

Đại diện doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ký biên bản hợp tác tiêu thụ nông sản Sơn

Để sản phẩm nông sản an toàn của Sơn La tiêu thụ sang Trung Quốc thuận lợi, ông Nguyễn Công Trưởng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, sẽ tăng cường chỉ đạo các cơ quan quản lý của tỉnh trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá như: kéo dài thời gian thông quan, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân luồng điều tiết sắp xếp các bến bãi để các xe chở hàng nông sản của Sơn La lưu thông thuận lợi.

Một số hình ảnh sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Sơn La trưng bày tại hội nghị:

Hoàng Lan - Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam