Thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số, mã vạch |
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhận định, truy xuất nguồn gốc có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc, tem truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng đóng vai trò định danh đối tượng cần truy xuất, giúp liên kết dữ liệu và truy cứu thông tin trong suốt chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, quy trình truy xuất nguồn gốc mới là yếu tố đảm bảo cho sự thành công và tin cậy của một hệ thống.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo tại hội thảo |
Truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam là hoạt động còn khá mới, song đã và đang được triển khai nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay chưa hiểu hết ý nghĩa, chưa hiểu đúng bản chất của truy xuất nguồn gốc.
Thứ trưởng nhấn mạnh: "Truy xuất hàng hóa cần phải thay đổi tư duy quản lý. Từ tư duy quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đến tư duy của doanh nghiệp và bản thân những người tạo ra sản phẩm làm nguyên liệu cho các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo mọi hàng hóa sản xuất và xuất khẩu phải được truy xuất đến cuối cùng nguồn gốc".
Những mô hình truy xuất truyền thống như nhập “hồi ký sản xuất” bằng tay để tạo QR code và sản xuất tem truy xuất rồi dán lên sản phẩm hay như sưu tầm, nhận thông tin barcode, QR code của sản phẩm do doanh nghiệp tự công bố và trả tiền dịch vụ đưa vào lưu trữ trong cơ sở dữ liệu riêng… còn nhiều bất cập, cụ thể là, người tiêu dùng không xem được các thông tin truy xuất hoặc thông tin truy xuất chưa đáng tin.
Bà Đặng Thị Phương Ninh- Tổng giám đốc Công ty Cofidec - cho rằng, vấn đề truy xuất nguồn gốc hiện tại là tính trung thực của dữ liệu vẫn chưa được đảm bảo toàn diện trong quá trình vận hành hệ thống. Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở thời điểm phát sinh dữ liệu và ghi nhận diễn ra không đồng thời và cách thức lưu trữ truyền thống bằng hồ sơ, do đó dễ phát sinh sự nhầm lẫn, thay đổi thông tin. Hệ quả là các khách hàng nhập khẩu lẫn doanh nghiệp trong nước phải tiêu tốn rất nhiều công sức và tài chính để kiểm soát hệ thống truy xuất nguồn gốc truyền thống. Ngoài ra, các loại tem truy xuất nguồn gốc này còn dễ bị làm giả, sao chép, khiến người tiêu dùng không hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ.
Theo ông Lê Đại Dương- Giám đốc Công ty iShopgo - truy xuất nguồn gốc không phải dán tem đơn thuần mà cần phải quản lý được toàn bộ từ khâu sản xuất đến cung ứng sản phẩm. Phải hỗ trợ được giao thương, xuất nhập khẩu và buôn bán trao đổi thông tin thương mại. Đồng thời, phải tạo được hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước, đảm bảo thị trường lành mạnh, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
“Cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa và quy định bắt buộc truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang lưu thông trên thị trường” - ông Lê Đại Dương kiến nghị.
Cách mạng 4.0 bùng nổ với nhiều công nghệ tiên tiến và tính ứng dụng thực tiễn cao như công nghệ đám mây, blockchain; do đó, vấn đề truy xuất nguồn gốc nói riêng và mọi mặt của đời sống nói chung sẽ trở thành xu thế thời đại.
Tại Việt Nam, hình mẫu tiêu biểu của mô hình truy xuất nguồn gốc hiện đại đã và đang áp dụng thành công tại TP. Hồ Chí Minh là Chương trình Truy xuất nguồn gốc điện tử thịt heo theo Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo do Sở Công Thương phối với Công ty TNHH Chế tạo máy và dịch vụ công nghệ cao TE thực hiện. Ngoài ra, còn truy xuất nguồn gốc cho gà, trứng từ 21 tỉnh, thành phố ở phía Nam.
Chính vì vậy, định hướng thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử đối với các mặt hàng nông sản như rau củ, quả và các mặt hàng thủy sản như tôm, cá cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm.
Tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Hapro và Hội Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; TE-food và Cofidec… |
Nắm bắt được xu hướng trên, Cofidec đưa vào vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với sản phẩm cà tím chế biến xuất khẩu. “Trong tương lai gần, Cofidec sẽ thực hiện áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cho toàn bộ chuỗi cung ứng”- bà Đặng Thị Phương Ninh cho biết thêm.
Ở Hà Nội đang thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn đối với sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây; thí điểm ứng dụng quy trình mã xác thực chống hàng giả.
Bà Phạm Thị Lý- Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển - chia sẻ, từ năm 2019, Hà Nội sẽ mở rộng ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR thực hiện truy xuất nguồn gốc ở các sản phẩm khác, tập trung tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung…
Hiện nay, một số nước cũng đang có một số dự án truy xuất nguồn gốc hợp tác với Việt Nam như Australia có Dự án Truy xuất nguồn gốc thịt bò tại TP. Hồ Chí Minh; Dự án Phát triển và công nhận tiêu chuẩn Australia cho sản phẩm thịt bò làm mát, nhằm giúp hương vị ngon hơn, nâng cao tính an toàn, cạnh tranh hơn và cải thiện những quy định kiểm soát giết mổ