Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị bên cạnh loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Trưởng Văn phòng Công chứng Mai Trọng Cường bị khởi tố, đình chỉ hành nghề Xây dựng đội ngũ hành nghề công chứng đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng Có nên mở rộng thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản?

Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng

Chiều 25/10/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, về quy định các loại giao dịch phải công chứng, một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật do Chính phủ trình, không quy định về các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về các loại giao dịch phải công chứng như: Giao dịch đối với bất động sản; giao dịch đối với tài sản có đăng ký; giao dịch liên quan đến doanh nghiệp; các giao dịch khác mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo như sau: Tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, pháp luật nước ta cũng quy định công chứng bắt buộc đối với một số giao dịch quan trọng liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng và một số giao dịch quan trọng khác.

Các giao dịch phải công chứng hiện được quy định trong các luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và một số văn bản dưới luật…

Dự thảo Luật do Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 7 kế thừa quy định của Luật Công chứng hiện hành, không quy định các loại giao dịch phải công chứng mà tập trung điều chỉnh các vấn đề về công chứng viên (CCV), tổ chức hành nghề công chứng.

Quá trình thảo luận, tiếp thu chỉnh lý nội dung này còn có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất tán thành quan điểm của Chính phủ, không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng để tránh trùng lặp với quy định của pháp luật chuyên ngành.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định cụ thể danh mục các giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng nhằm bảo đảm minh bạch, thuận lợi trong áp dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, cả 2 loại ý kiến nêu trên đều có ưu điểm và hạn chế. Theo đó, đối với phương án không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng sẽ tạo linh hoạt hơn cho việc sửa đổi quy định về giao dịch phải công chứng tại các văn bản quy phạm pháp luật khác để phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng.

Hạn chế của phương án này là các giao dịch phải công chứng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây khó khăn cho người dân trong việc nắm bắt để tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đối với phương án quy định cụ thể danh mục các giao dịch phải công chứng trong Luật Công chứng có ưu điểm là bảo đảm minh bạch, thuận lợi trong áp dụng pháp luật nhưng hạn chế là sẽ luật hóa một số quy định của nghị định, thông tư là nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ, không bảo đảm tính ổn định của Luật khi cần điều chỉnh nội dung, phạm vi các loại giao dịch phải công chứng.

Trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của từng loại ý kiến nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo hướng kết hợp các điểm tích cực của cả 2 loại ý kiến để chỉnh lý nội dung này.

Theo đó, bổ sung khoản 2 Điều 1 quy định về tiêu chí xác định các giao dịch phải công chứng, cụ thể là: 2. Giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được pháp luật quy định phải công chứng”.

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo rà soát các giao dịch phải công chứng đang được quy định trong các luật, nghị định, thông tư hiện hành để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, bảo đảm phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng (khoản 12 Điều 78).

Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải công chứng trên Cổng thông tin điện tử của bộ (khoản 2 Điều 71).

Phương án này bảo đảm tính ổn định của Luật Công chứng vì không quy định cụ thể các loại giao dịch phải công chứng, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các loại giao dịch này do phải phù hợp với tiêu chí quy định tại Luật Công chứng, bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật.

Văn phòng công chứng nên hoạt động theo loại hình nào?

Về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng (VPCC) (Điều 20), ông Hoàng Thanh Tùng nêu, một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật do Chính phủ trình về mô hình của VPCC tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Một số ý kiến đề nghị quy định VPCC tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi cả nước hoặc được áp dụng đối với VPCC thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, còn đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định VPCC được tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Công chứng hiện hành và dự thảo Luật đều không quy định về mô hình tổ chức VPCC là công ty trách nhiệm hữu hạn hay có thành viên góp vốn trong công ty hợp danh do công chứng là dịch vụ công cơ bản, nghề bổ trợ tư pháp nên có đặc thù riêng, không khuyến khích mục tiêu kinh doanh chỉ để thu lợi nhuận mà tập trung vào việc hành nghề công chứng của các thành viên hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên này đối với hoạt động công chứng do mình thực hiện.

Qua thảo luận, do còn có ý kiến khác nhau về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án như sau:

Phương án 1: Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bên cạnh các VPCC được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như Luật hiện hành, tại các địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập VPCC theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, VPCC còn được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Ưu điểm của phương án này là mở rộng sự lựa chọn của CCV khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, tạo thuận lợi cho việc phát triển VPCC ở địa bàn vùng sâu, vùng xa do mô hình này chỉ yêu cầu 01 CCV làm chủ.

Tuy nhiên, mô hình này có hạn chế là khi xảy ra tình huống CCV duy nhất chết hoặc vì lý do cá nhân khác không thể hành nghề công chứng thì không bảo đảm hoạt động liên tục, ổn định của tổ chức hành nghề công chứng, việc giải quyết hậu quả về hồ sơ, chuyển giao trách nhiệm công chứng… đối với các VPCC theo mô hình doanh nghiệp tư nhân bị giải thể sẽ là vấn đề lớn đặt ra cho công tác quản lý nhà nước.

Phương án 2: Một số ý kiến tán thành với phương án như Chính phủ trình, đề nghị kế thừa Luật Công chứng hiện hành quy định VPCC được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh do có ưu điểm là bảo đảm tính ổn định trong tổ chức và hoạt động của các VPCC, phù hợp với tính chất dịch vụ công chứng là dịch vụ công cơ bản nên cần bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ.

Hạn chế của phương án này là VPCC đòi hỏi phải có tối thiểu 2 CCV hợp danh, dẫn đến khó khăn do nguồn bổ sung CCV còn hạn chế, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhu cầu công chứng giao dịch không lớn, khó thu hút CCV thành lập VPCC để thúc đẩy thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, cho phép tiếp thu, chỉnh lý nội dung này theo Phương án 1" - ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Việt Nam - Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Việt Nam - Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Hôm nay 25/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự

Hôm nay 25/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự

Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - EAEU

Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - EAEU

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm

Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm 'bốn tại chỗ', không để bị động, bất ngờ

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Xem thêm