Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Sáng 25/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị Phân kỳ thực hiện quy hoạch đô thị, nông thôn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội Vì sao quy hoạch đô thị và nông thôn đang đứng trước thách thức lớn?

Phân định để Quy hoạch không trùng nhau

Phát biểu góp ý vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn thành phố Hà Nội đồng tình với quan điểm, đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần phải có quy hoạch chung. Bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau, nhưng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, trong dự thảo luật này phải phân định rõ ràng. Trong đó, quy hoạch chung thực hiện chức năng định hướng phát triển cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và sau đó còn có quy hoạch chi tiết của từng ngành, từng lĩnh vực...

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội (Ảnh: quochoi.vn)

Do vậy, đại biểu đề nghị tại Điều 20 phải quy định theo hướng cụ thể hóa những nội dung về phát triển các yếu tố hạ tầng, chứ không phải là định hướng. Thậm chí ở những khu vực nào không có quy hoạch phân khu thì phải xác định rõ ranh giới của các yếu tố này để cắm mốc giới; khu vực nào có khu vực phân khu cần phải xác định vị trí, thì quy hoạch phân khu xác định mốc giới.

Đại biểu cũng đề nghị trong kế hoạch thực hiện quy hoạch ở Điều 50, khoản 3 cần chỉ rõ tiến độ thực hiện các quy hoạch, thực hiện các quy hoạch về hạ tầng trước, sau đó mới quy hoạch đô thị để tránh tình trạng như hiện nay đó là xin đất làm hạ tầng trước nhưng quy hoạch không có.

Đại biểu cũng cho biết, quy hoạch thực chất là việc lựa chọn những phương án phân bổ nguồn lực để cho các mục tiêu phát triển. Vậy, làm thế nào để khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực, trong đó nguồn lực đất đai là nguồn lực quan trọng nhất. Chúng ta phải quy định trong luật, đó là trong các phương án lựa chọn về phát triển đô thị phải có đánh giá về chi phí lợi ích trong việc sử dụng đất, để có cơ sở để thuyết minh.

Cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất

Đóng góp ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, đại biểu Đỗ Văn Yên - Đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và làm rõ về quyền sở hữu và khai thác không gian ngầm; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng...

Liên quan đến Điều 36 và Điều 37 về lấy ý kiến của cộng đồng khu dân cư, đại biểu Đỗ Văn Yên cho rằng, các điều luật trên đã đề cập đến việc lấy ý kiến của cộng đồng trong quy hoạch nhưng chưa có cơ chế rõ ràng về việc phản hồi và xử lý các ý kiến này.

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Đại biểu Đỗ Văn Yên - Đoàn Bà Rịa- Vũng Tàu (Ảnh: quochoi.vn)

Thời gian lấy ý kiến trong dự thảo luật quy định là 30 ngày đối với cộng đồng dân cư nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi như thế nào. Do vậy, đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng và cũng đề nghị nghiên cứu cần bổ sung quy định về việc tổ chức các buổi đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch để đảm bảo minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn tỉnh Bình Dương đã đánh giá cao dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho biết, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo luật theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. Đề cập tới nội dung thành phố trong thành phố, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị cân nhắc có nên đưa thêm khái niệm ''siêu đô thị'' trong dự thảo luật?

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cũng đề nghị bổ sung khái niệm về "công trình ngầm" trong Điều 2 của dự thảo luật để tránh các trường hợp diễn giải khác nhau trong tương lai.

Ngoài ra, về quy định về bảo vệ môi trường, đại biểu cho rằng quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn (Điều 9) còn quá chung chung, cần cụ thể hóa hơn, ví dụ như quy hoạch quản lý rác thải đô thị. Đồng thời, cần có quy định rõ ràng hơn về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn lực hỗ trợ quy hoạch, đặc biệt là để ngăn chặn tình trạng xung đột lợi ích khi các nhà đầu tư tư nhân tài trợ.

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương (Ảnh: quochoi.vn)

Cùng với đó, theo đại biểu tại Điều 21 về quy hoạch cấp thành phố trực thuộc trung ương quá chi tiết, có thể gây khó khăn cho các cơ quan thực hiện, đề nghị cân nhắc viết theo hướng bao quát hơn.

Do đó, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị cân nhắc giảm bớt các quy hoạch chi tiết, đơn giản như quy hoạch cấp nước, vì quá nhiều quy hoạch sẽ gây rắc rối, thay vào đó có thể quy định chung trong luật, còn các bước cụ thể để lập quy hoạch có thể để trong các quy định ngành.

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Sáng 25/10 các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (Ảnh: quochoi.vn)

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Lý Tiết Hạnh - Đoàn Bình Định, cho biết, quy hoạch đô thị và nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều loại quy hoạch khác, gắn với các dự án đầu tư cụ thể, nên dự án luật này liên quan đến nhiều pháp luật chuyên ngành khác nhau. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định của các dự thảo luật để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo.

Đối với khái niệm đô thị và nông thôn, đại biểu cho rằng, khoản 1 và khoản 3 Điều 2 giải thích hai khái niệm này dựa trên mật độ dân số, lĩnh vực kinh tế là nông nghiệp hay phi nông nghiệp, tính chất trung tâm, vai trò thúc đẩy… Theo đại biểu, việc giải thích khái niệm như trên sẽ gây vướng mắc. Trong thực tế, ở nước ta, thành phố có nội thành, ngoại thành; thị xã có nội thị, ngoại thị; nông thôn cấp huyện cũng có đô thị; nhiều vùng nông thôn có mật độ dân số cao, tỷ lệ làm nông nghiệp cũng đã giảm dần, ở nhiều vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng cũng như khả năng phát triển kinh tế rất tốt. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, giải thích khái niệm đô thị, nông thôn để nhận diện rõ nét, tường minh hơn.

Đại biểu cho rằng, cần có quy định nguyên tắc thống nhất về cơ quan chủ trì trong công tác tổ chức, lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực để đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao. Đại biểu cho rằng cần nghiên cứu kỹ để có sự thống nhất trên toàn hệ thống, tránh chồng chéo nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm, hoặc mỗi địa phương lại có cách giao nhiệm vụ khác nhau, dẫn đến không thống nhất, khó khăn trong triển khai thực hiện.

Tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch

Góp ý tại Phiên họp, đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn thành phố Hải Phòng cho rằng, dự thảo Luật cần có quy định để đảm bảo sự phù hợp tuân thủ của các dự án đầu tư xây dựng với quy hoạch đô thị, nông thôn trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch.

Đại biểu cho biết, theo quy định tại Điều 8 của dự thảo Luật, khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn cùng cấp độ, cùng cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định quy hoạch được thực hiện; trường hợp cùng cấp độ, khác cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cao hơn quyết định quy hoạch được thực hiện.

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn thành phố Hải Phòng (Ảnh: quochoi.vn)

Theo đại biểu, việc quy định như dự thảo Luật hiện tại có thể làm phát sinh tình trạng khi một dự án hoạt động triển khai thực hiện gặp phải sự không thống nhất giữa các quy hoạch thì phải dừng lại để thực hiện thủ tục chờ cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch thực hiện hoặc chờ điều chỉnh các quy hoạch cho thống nhất mới được thực hiện.

Bên cạnh đó, Điều 8 của dự thảo Luật cũng mới chỉ đề cập đến sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn với nhau theo quy định của Luật này. “Trên thực tế còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch xây dựng và nhiều quy hoạch khác như quy hoạch khoáng sản, năng lượng, giao thông, nông nghiệp, sử dụng đất cũng chưa được xử lý. Mặc dù trong dự thảo Luật cũng đã có quy định các nguyên tắc để đảm bảo tính thống nhất trong lập quy hoạch, nhưng thực tế nội dung của các quy hoạch mâu thuẫn, chồng chéo là điều không tránh khỏi”, đại biểu nêu rõ…

Từ các phân tích trên, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc áp dụng, sử dụng quy hoạch khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch. Qua đó để có cơ sở xác định và áp dụng được nhanh, tránh lãng phí về thời gian, chi phí cũng như cơ hội của nhà đầu tư và nguồn lực của nhà nước.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Trình Lam Sinh - đoàn An Giang cho rằng, quy hoạch đô thị và nông thôn hiện còn thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được phát triển kinh tế, còn diễn ra ùn tắc giao thông.

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Đại biểu Trình Lam Sinh - Đoàn tỉnh An Giang (Ảnh:quochoi.vn)

Theo đại biểu, trong thời gian vừa qua, pháp luật về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị còn một số bất cập, chưa hoàn thiện, lỏng lẻo trong quản lý dẫn đến công tác quy hoạch, quản lý còn hạn chế. Cụ thể như quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa gắn kết với các quy hoạch khác như là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng chất lượng đô thị hóa chưa cao, chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, kết cấu chất lượng hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế; còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm ở các thành phố lớn, thiếu an toàn trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thiếu không gian xanh, không gian ngầm và không gian sinh hoạt công cộng...

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết về cách thức quản lý, sử dụng các nguồn lực để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và đồng thời là không vi phạm những hành vi bị cấm trong Luật này...

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sau khi được tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện gồm 06 chương và 65 điều; bỏ 02 điều và bổ sung 02 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Theo đó, trước khi vào phiên thảo luận tại Hội trường, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp thứ 8

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để chia sẻ dữ liệu với nhau, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Việt Nam - Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác thêm các dự án năng lượng phù hợp nhu cầu mỗi nước.
Hôm nay 25/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự

Hôm nay 25/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự

Ngày 25/10, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự.
Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - EAEU

Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - EAEU

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Liên minh Kinh tế Á-Âu nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, vận tải biển, logistics... để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Ngày 24/10, nhân Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm

Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm 'bốn tại chỗ', không để bị động, bất ngờ

Ngày 24/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 110/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó bão TRAMI.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Tổng thống Belarus đề nghị, Việt Nam - Belarus thúc đẩy hợp tác sản xuất ô tô để xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân…
Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Tại Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc đã ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng trong chiều nay, nhân chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Chiều 24/10, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì Lễ đón Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH đề nghị cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế, đáp ứng mong chờ của cử tri.
Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Thảo luận tại tổ vào chiều 24/10, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ, đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đặc thù.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu thành lập đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách nhà ở, nhà ở xã hội tại một số địa phương trọng điểm.
Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1253/QĐ-TTg ngày 24/10/2024 về việc kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động và khó thu hút nhân lực tham gia.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Việt Nam - Trung Quốc: Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế

Việt Nam - Trung Quốc: Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế

Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố, thúc đẩy theo tinh thần '4 tốt', luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối các nền kinh tế Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia

Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối các nền kinh tế Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia

Tại Nga, hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào nhất trí sẽ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai nước đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối kinh tế
Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động