Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2011
CôngThương - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu 9 tổ chức phối hợp liên ngành gồm: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Hội đồng quốc gia giáo dục; Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2010; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông-Hải đảo; Ủy ban Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu 7 tổ chức phối hợp liên ngành gồm: Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp"; Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống buôn bán người và Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đứng đầu 16 tổ chức phối hợp liên ngành gồm Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội; Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La; Ban Chỉ đạo Nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội; Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên-môi trường biển; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI; Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải; Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi Luật Đai đai năm 2003; Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đứng đầu 16 tổ chức phối hợp liên ngành gồm: Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch; Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin; Hội đồng quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam; Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội; Ban Chỉ đạo triển khai Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"; Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020; Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế; Ban Chỉ đạo xây dựng các trường đại học xuất sắc; Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về Vệ sinh an toàn thực phẩm; Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đứng đầu 9 tổ chức phối hợp liên ngành gồm: Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách hành chính tiền lương Nhà nước; Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Ban Chỉ đạo về Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo và Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo; Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền và Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm rà soát chức năng, nhiệm vụ và thành phần của tổ chức phối hợp liên ngành để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành. Đồng thời, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, hạn chế việc thành lập bộ phận độc lập giúp việc tổ chức phối hợp liên ngành.