Thu hút đầu tư vào công nghiệp bán dẫn: Cơ hội cho Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Cải thiện môi trường đầu tư, gia tăng cơ hội hút vốn từ châu Âu |
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2023, Việt Nam thu hút được 463 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Cộng hoà liên bang (CHLB) Đức, với tổng vốn đăng ký 2,683 tỷ USD. Với kết qủa trên, Đức đứng thứ 17/144 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dự án đầu tư tại Việt Nam, đồng thời là một trong những quốc gia hàng đầu của châu Âu đầu tư tại Việt Nam.
Đức coi Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng |
Việt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ ngoại giao được gần 50 năm, Chính phủ Đức cũng vừa cam kết hỗ trợ 61 triệu EUR vốn ODA cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật của Việt Nam trong giai đoạn 2023-2024, điều đó đã khẳng định Việt Nam và Đức luôn là đối tác ưu tiên và quan trọng hàng đầu của nhau.
Ông Jochen Flasbarth - Quốc Vụ khanh Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức cho biết, Việt Nam là thị trường năng động và tiềm năng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. CHLB Đức luôn trân trọng và mong muốn đẩy mạnh toàn diện quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Dù là một trong những đối tác đầu tư hàng đầu châu Âu, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của cả hai quốc gia, theo đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn, các doanh nghiệp Đức quy mô lớn, có thế mạnh về công nghệ, tài chính, thực hiện đầu tư vào các dự án mang tính trọng điểm, dự án công nghệ cao và trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị, Đức sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) để tạo cơ hội thúc đẩy đầu tư hơn nữa giữa Việt Nam và các quốc gia EU.