Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp sử dụng lao động thế nào để không vi phạm cam kết hội nhập?

Theo quy định, lao động chưa thành niên chỉ làm công việc phù hợp với sức khỏe, song thực tế tình trạng tuyển dụng lao động dưới 18 tuổi vẫn diễn ra tràn lan.
Tỷ lệ lao động trẻ em tại VN thấp hơn thế giới Việt Nam khởi động chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em: Vì một thế hệ an toàn, khỏe mạnh

Nửa triệu lao động trẻ em làm công việc nặng nhọc

Lao động dưới 18 tuổi được coi là lao động đặc thù, họ chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần. Căn cứ Điều 147 Bộ luật Lao động 2019, cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc: Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác; sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; phá dỡ các công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ; công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Còn nhiều lao động trẻ em phải làm công việc nặng nhọc
Còn nhiều lao động trẻ em phải làm công việc nặng nhọc. Ảnh minh họa

Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; công trường xây dựng; cơ sở giết mổ gia súc; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử; nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, lao động dưới 18 tuổi chỉ được làm việc tối đa 8 giờ/ngày và tối đa 40 giờ/tuần.

Nhiều năm qua, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật, thực hiện nhiều chính sách đồng bộ nhằm bảo vệ trẻ em và giảm thiểu lao động trẻ em, song trên thực tế, có nhiều lao động trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại, tăng ca làm thêm giờ vào ban đêm.

Số liệu thống kê về lao động trẻ em tại Việt Nam cho thấy, khoảng 5,3% trẻ em và người chưa thành niên trong độ tuổi từ 15-17 là lao động trẻ em. Con số này tương đương hơn 1 triệu trẻ, trong đó khoảng 520.000 trẻ phải làm việc trong những điều kiện nặng nhọc độc hại nguy hiểm... 40,6% trẻ trong nhóm này phải làm việc nhiều hơn 40 giờ/tuần. Đây là những con số đáng lưu tâm đối với các nhà hoạch định chính sách và cũng là thách thức không nhỏ trong việc bảo đảm quyền trẻ em nói chung, quyền của lao động trẻ em nói riêng.

Giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, do đó, phải chủ động cam kết về phòng ngừa, giảm thiểu và hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em để phù hợp với “luật chơi” quốc tế. Cụ thể trong vấn đề lao động, Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại; quyền tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động; xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; cấm sử dụng lao động trẻ em; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp...

Khó vẫn phải làm

Trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ, cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp; cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho các em, làm mất đi quyền của trẻ và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng nguồn nhân lực tương lai.

Trong bối cảnh đó, để hỗ trợ các nước trong việc thực hiện mục tiêu 8.7 liên quan đến xóa bỏ lao động trẻ em, Liên minh 8.7 đã được hình thành là đối tác toàn cầu cam kết thúc đẩy hành động, hành động dựa trên sáng kiến, tạo kiến thức và sử dụng nguồn lực hiệu quả, tập hợp đối tác ở tất cả các cấp nhằm đạt được mục tiêu 8.7.

Việt Nam đã cam kết và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 8.7. Để thực hiện mục tiêu, Việt Nam đề ra lộ trình giảm dần tỷ lệ lao động trẻ em, tương ứng <9% vào năm 2020, <8% vào năm 2025 và <7% vào năm 2030.

Tháng 5/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 782/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 - 17 tuổi xuống 4,5%; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Để thực hiện mục tiêu, giải pháp được đề ra, đó là: Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật; nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định lao động trẻ em, bảo vệ trẻ em; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Đồng thời, tăng cường phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở các cấp, ngành; phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Xây dựng và triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em...

Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng lao động trẻ em; xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chương trình, định kỳ khảo sát quốc gia về lao động trẻ em...

Dù đã có nhiều chương trình hành động và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại khó đạt được mục tiêu khi vẫn có 15% trẻ em đang phải lao động trái pháp luật, với nhiều công việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng. Và đâu đó còn nhiều góc khuất chưa nhận diện.

Chia sẻ những khó khăn trong phát hiện vi phạm sử dụng lao động trẻ em, song TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra khuyến cáo cho doanh nghiệp: “Trong kinh doanh xuất khẩu với đối tác châu Âu, chỉ cần sản phẩm có dấu hiệu sử dụng lao động trẻ em hoặc lạm dụng sức lao động thì sẽ từ chối đơn hàng”.

Để xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em, giới chuyên gia khuyến nghị: Quy trình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp phải chặt chẽ, nhất là khâu xác minh hồ sơ; yêu cầu nhà cung ứng cam kết sử dụng lao động đủ tuổi theo luật… Với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cơ quan chức năng cần chỉ rõ mức phạt, nguy cơ xử lý hình sự để thay đổi nhận thức người dân.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn: Học hỏi kinh nghiệm từ Israel

Xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn: Học hỏi kinh nghiệm từ Israel

Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo ''Thách thức và Cơ hội cho phát triển kinh tế tuần hoàn – Kinh nghiệm thực tiễn và sáng tạo từ Israel''.
Các trường thuộc Bộ Công Thương sửa chữa thiết bị, máy móc giúp người dân vùng lũ lụt

Các trường thuộc Bộ Công Thương sửa chữa thiết bị, máy móc giúp người dân vùng lũ lụt

Nhóm tình nguyện viên đến từ các trường thuộc Bộ Công Thương đã sửa chữa thiết bị, máy móc giúp người dân vùng lũ lụt tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội chỉ đạo nóng sau phản ánh của Vuasanca
 về tiết học có

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội chỉ đạo nóng sau phản ánh của Vuasanca về tiết học có ''đường lưỡi bò''

Sau phản ánh của Vuasanca về việc trình chiếu bản đồ có ''đường lưỡi bò'' trong một lớp học, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Thu Hà đã có ý kiến chỉ đạo.
Điểm nóng 24h ngày 23/9: Biển Đông xuất hiện hai áp thấp mới; Thanh Hóa di dời khẩn hàng trăm hộ dân

Điểm nóng 24h ngày 23/9: Biển Đông xuất hiện hai áp thấp mới; Thanh Hóa di dời khẩn hàng trăm hộ dân

Từ tối Chủ nhật đến rạng sáng nay 23/9, có 2 vùng áp thấp mới xuất hiện tại Biển Đông; Thanh Hoá phát lệnh báo động II trên các sông, di dời hàng trăm hộ dân.
Cháy xưởng mây, tre đan tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Cháy xưởng mây, tre đan tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Vào khoảng hơn 15h chiều nay, một đám cháy lớn đã xảy ra tại xưởng mây, tre đan tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Duy Mạnh lên tiếng bảo vệ nữ MC show "Anh em kết đoàn"

Duy Mạnh lên tiếng bảo vệ nữ MC show "Anh em kết đoàn"

Sau những bình luận có phần thái quá nhắm vào MC của chương trình “Anh em kết đoàn”, ca sĩ Duy Mạnh đã phải lên tiếng bảo vệ nữ MC này.
Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm dịp giải phóng Thủ đô

Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm dịp giải phóng Thủ đô

Để tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Bộ Tư lệnh Thủ đô đề xuất TP. Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm.
Hơn 1,7 triệu chiếc mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1: Hành trình chung tay vì an toàn giao thông

Hơn 1,7 triệu chiếc mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1: Hành trình chung tay vì an toàn giao thông

Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GD&ĐT, Công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc năm học mới.
Dự báo thời tiết ngày mai 24/9/2024: Trung Bộ mưa lớn giảm dần, các khu vực khác mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai 24/9/2024: Trung Bộ mưa lớn giảm dần, các khu vực khác mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày mai 24/9/2024: Khu vực ở Nghệ An đến Quảng Bình có mưa dông, mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 100mm.
Lễ công bố giải thưởng Hành động vì cộng đồng năm 2024

Lễ công bố giải thưởng Hành động vì cộng đồng năm 2024

Chiều ngày 23/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ công bố giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize năm 2024.
Sập cầu Phong Châu: Tìm thấy nạn nhân thứ 4 cách nơi xảy ra sự cố 20km

Sập cầu Phong Châu: Tìm thấy nạn nhân thứ 4 cách nơi xảy ra sự cố 20km

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đã phát hiện thi thể một người đàn ông trong vụ sập cầu Phong Châu đang trôi nổi trên sông Hồng, cách xa khoảng 20km.
Hà Nam: Lũ trên sông Đáy lên sát báo động 3

Hà Nam: Lũ trên sông Đáy lên sát báo động 3

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam, mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý đang lên, lúc 7 giờ ngày 23/9 đạt 396cm, dưới báo động 3 là 4cm.
TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nguy cơ ngập khi hồ Thuỷ điện Trị An xả lũ

TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nguy cơ ngập khi hồ Thuỷ điện Trị An xả lũ

Vào lúc 10h sáng ngày 23/9, Công ty Thủy điện Trị An đã tiến hành xả lũ qua đập tràn để giảm tải áp lực nước do mực nước sông Đồng Nai lên nhanh.
Bảo Tín Minh Châu ủng hộ 760 triệu đồng hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Bảo Tín Minh Châu ủng hộ 760 triệu đồng hỗ trợ cho đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu đã tiến hành trao tặng 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và mưa lũ kéo dài.
Cầu thép Nậm Tôn ở Lào Cai

Cầu thép Nậm Tôn ở Lào Cai 'hở hàm ếch' dưới chân, mất an toàn

Cơ quan chức năng ở Lào Cai khuyến cáo người dân không lưu thông qua cầu thép Nậm Tôn (huyện Bắc Hà) để đảm bảo an toàn sau sự cố hở hàm ếch dưới chân cầu.
Lễ khởi công đặc biệt tại thôn Kho Vàng

Lễ khởi công đặc biệt tại thôn Kho Vàng

Chỉ sau 3 ngày trao đổi qua điện thoại, một lễ khởi công đặc biệt nhằm tái thiết một khu dân cư đã được diễn ra tại thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, Bắc Hà, Lào Cai.
Thanh Hóa: Mực nước nhiều sông dâng cao, sạt lở đất, hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp

Thanh Hóa: Mực nước nhiều sông dâng cao, sạt lở đất, hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa và chính quyền các địa phương đang khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng lũ lụt, vùng có nguy cơ cao sạt lở đất.
Sơn La: Xảy ra động đất ở Mộc Châu, người dân cảm nhận được rung lắc

Sơn La: Xảy ra động đất ở Mộc Châu, người dân cảm nhận được rung lắc

Động đất có độ lớn 3,3 richter xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, khiến nhiều người dân có cảm nhận sự rung lắc nhẹ vào đầu giờ sáng nay.
TP. Hồ Chí Minh: Tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô làm 2 người tử vong

TP. Hồ Chí Minh: Tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô làm 2 người tử vong

Sáng nay (23/9), trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, làm 2 người tử vong.
Tăng 15% trợ cấp cho quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 1/11

Tăng 15% trợ cấp cho quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 1/11

Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư tăng thêm 15% so với tháng 6-2024 cho quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 1/11.
Vuasanca
 hướng về đồng bào vùng lũ lụt và gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm

Vuasanca hướng về đồng bào vùng lũ lụt và gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm

Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' do Vuasanca phát động sau một tuần, đã tiếp nhận tiền và nhiều hiện vật gửi đến đồng bào.
Cách nào để biết thực sự nghiện thuốc lá và cai thuốc thành công?

Cách nào để biết thực sự nghiện thuốc lá và cai thuốc thành công?

Trong mỗi điếu thuốc lá, nicotine là nguyên nhân chính khiến người hút dễ bị nghiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mức xử phạt vi phạm trong quản lý chất thải rắn

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mức xử phạt vi phạm trong quản lý chất thải rắn

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang đề xuất mức xử phạt đối với vi phạm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt mức cao nhất là 150 triệu đồng.
Nhân sự Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương bổ sung nhân sự; Bộ trưởng Bộ Công Thương thêm nhiệm vụ

Nhân sự Trung ương: Ủy ban Kiểm tra Trung ương bổ sung nhân sự; Bộ trưởng Bộ Công Thương thêm nhiệm vụ

Tuần qua (Từ 16-21/9), Ủy ban Kiểm tra Trung ương bổ sung hai nhân sự bao gồm ông Hà Quốc Trị và Đinh Văn Cường; Bộ trưởng Bộ Công Thương nhận thêm nhiệm vụ.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/9/2024: Trung Bộ tiếp tục mưa lớn, mưa giảm dần từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/9/2024: Trung Bộ tiếp tục mưa lớn, mưa giảm dần từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/9/2024: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mưa dông có nơi trên 120mm; ngày mai mưa lớn giảm dần các tỉnh Trung Bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động