Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 09:22

Đối phó với vụ kiện phòng vệ thương mại trong ngành gỗ: Doanh nghiệp cần tránh tình trạng ‘tình ngay, lý gian’

Chưa quan tâm đến quản trị, yếu về kiến thức luật pháp quốc tế,… doanh nghiệp ngành gỗ gặp ‘tình ngay, lý gian’ khi đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Tại toạ đàm với chủ đề: "Phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam" diễn ra sáng 14/12, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, hoạt động điều tra phòng vệ thương mại tương đối phổ biến trên thế giới. Đến nay, ước có khoảng 7.500 điều tra phòng vệ thương mại, xuất nhập khẩu. Trong đó có khoảng 2/3 số vụ điều tra có sự áp dụng phòng vệ thương mại.

Tọa đàm phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ

Đối với các nước có trao đổi thương mại, xuất khẩu rất dễ có khả năng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, ngành gỗ không bị loại trừ. Có nhiều sản phẩm gỗ đã bị điều tra như gỗ tấm, gỗ xẻ, gỗ tròn,… các vụ việc diễn ra rất nhiều và có nhiều tranh luận xung quanh các vụ việc.

Tại Việt Nam, cùng với việc xuất khẩu đạt giá trị lớn, ngành gỗ đang phải đối mặt với các vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại từ Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, đặc biệt Hoa Kỳ gần đây liên tục khởi xướng điều tra sản phẩm gỗ dán cứng, sản phẩm tủ gỗ, bàn trang điểm Việt Nam. Đòi hỏi doanh nghiệp và các nước có ngành xuất khẩu gỗ phải đặc biệt dành sự quan tâm.

Cũng theo ông Chu Thắng Trung, hiện nay, hiện biện pháp phòng vệ thương mại với ngành gỗ có 2 trường hợp. Hành vi chủ động gian lận và hành vi bị mở rộng điều tra gian lận của nước nhập khẩu. ‘Trong 2 trường hợp này, chúng ta cố gắng ngăn chặn trường hợp chủ động gian lận, khai báo sai trái. Còn đối với trường hợp thứ 2, chúng ta cần hỗ trợ doanh nghiệp để chứng minh rằng hàm lượng giá trị gia tăng ở Việt Nam đủ lớn để không phải chịu các điều tra, áp thuế. Nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại với ngành gỗ là có và có thể ngày một tăng lên. Chính vì thế, việc điều tra như vậy, không có nghĩa là chúng ta làm ăn gian lận, đó chỉ là vấn đề thông thường đối với thương mại thế giới’, ông Chu Thắng Trung khuyến nghị.

Đối phó với các vụ kiện ở thị trường lớn đã khởi xướng điều tra, theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, doanh nghiệp của chúng ta thường yếu về kiến thức luật pháp quốc tế, yếu ngoại ngữ, tin học nên rất ngại phải đương đầu với rắc rối. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã bỏ cuộc, hoặc khai báo không đầy đủ, không nhất quán dẫn đến trạng 'tình ngay, lý gian'.

Ông Ngô Sỹ Hoài dẫn chứng, vụ điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa rồi với gỗ dán cứng của Việt Nam. Người ta nghi ngờ rằng, một số doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm hoàn chỉnh vào nước ta để gian luận thuế. Mặc dù, doanh nghiệp nước ta không có chuyện đó, nhưng khi được hỏi không trả lời được, trả lời bảng hỏi và cung cấp hóa đơn chứng từ không nhất quán. Một số doanh nghiệp thuê luật sư nước ngoài nhưng bất đồng ngôn ngữ, hiểu biết của luật sư nước ngoài với thực tiễn sản xuất của nước ta không đầy đủ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp bị đưa vào danh sách đen.

Thực tiễn, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã và đang đương đầu đối đầu với vụ kiện chống bán phá giá. Trong bối cảnh đó, về phía cơ quan nhà nước, việc tăng cường cảnh báo kịp thời tới doanh nghiệp, tăng cường các khóa đào tạo cho doanh nghiệp các kĩ năng phòng vệ thương mại, làm phản biện trả lời bản hỏi, lưu giữ hồ sơ,… là hết sức cần thiết. Với doanh nghiệp, không có cách gì khác, cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng tự vệ và lưu ý đến yêu cầu luật pháp, các quy định của thị trường nhập khẩu, tăng cường trách nhiệm giải trình.

“Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt sử dụng tiện ích, công nghệ số để minh bạch chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Doanh nghiệp cần tiến tới áp dụng các phần mềm kế toán hiện đại để khi có bất trắc sẽ có ngay các bằng chứng, hóa đơn, chứng từ chứng minh công việc làm ăn là minh bạch. Đây thực sự là một khâu cực kỳ quan trọng”, ông Ngô Sỹ Hoài nhấn mạnh.

Ảnh minh họa

Theo ông Chu Thắng Trung, trong số 7.500 trên thế giới, các vụ kiện chống bán phá giá là hơn 6.000 vụ, chiến 80 - 90%, áp dụng chung cho các ngành, không chỉ riêng gỗ. Đối với Việt Nam hơi đặc biệt, cho đến hiện tại, chống bán phá giá chưa phải trọng tâm mà chủ yếu liên quan đến điều tra lẩn tránh xuất xứ, lẩn tránh đối với nước thứ 3 khác và áp dụng tiếp đối với Việt Nam. Tuy nhiên, không loại trừ tương lai có nhiều hơn vụ việc điều tra chống bán phá giá với ngành gỗ, đây là điều ngành gỗ cần chú ý.

Trong vụ việc Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá với mật ong, sau khi điều tra sơ bộ mức thuế rất cao trên 400%, nhưng kết luận cuối cùng mức thuế giảm 7 lần, dù cao nhưng các bước tiếp theo sẽ có lợi cho Việt Nam khi họ có các đợt xem xét tiếp theo. Ông Chu Thắng Trung cho rằng, bài học kinh nghiệm từ vụ chống bán phá giá với mật ong khá thú vị. Ngành gỗ đang bị điều tra gỗ dán và tủ bếp. Kinh nghiệm là doanh nghiệp Việt cần theo đổi, sát sao vụ việc. Nhất quán cung cấp thông tin, có bằng chứng, lý lẽ, số liệu. Số liệu này phải xuyên suốt. Khi cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, nếu có sự khác biệt thì phải ngay lập tức giải thích, không che giấu. Cùng với đó là sự đồng hành của cơ quan chức năng và các hiệp hội.

Theo thống kê sơ bộ, 11 tháng năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước trên 14,6 tỷ USD - đạt 88% kế hoạch năm. Đây là kết quả tích cực đối với ngành gỗ. Tuy nhiên, hiện, các doanh nghiệp ngành gỗ đang đối mặt với nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào cao, thị trường tài chính tiền tệ khi tỷ giá USD/VND biến động mạnh, lãi suất tăng nhanh làm chi phí vốn cao,… và cả những rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Bà Trần Thanh Bình - Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Nông lâm thuỷ sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho rằng, trong bối cảnh mới hiện nay, các hiệp định mở ra nhiều thị trường còn nhiều dư địa là cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, thị trường nội địa là giải pháp mà doanh nghiệp cần quan tâm. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp Bộ ngành liên quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam,… kịp thời hỗ trợ công tác thông tin, giải pháp về phòng vệ thương mại. Đồng thời, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp gỗ, đảm bảo phát triển ổn định bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Ngày mai (1/11): Tọa đàm 'Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá'

Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng