Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất "xứ trầm hương”

Ca dao có câu: “Khánh Hòa biển rộng non cao. Trầm hương Vạn Giã - yến sào Nha Trang”, cho thấy Khánh Hòa từ xưa là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
Hương trầm xứ Trầm hương We love Nha Trang- gameshow đầu tiên quảng bá nét đẹp xứ trầm hương

Tuy nhiên, ở địa phương này hiện vẫn còn hai huyện miền núi rất khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo cao là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Vì thế, Khánh Hòa đang nỗ lực dồn sức cho công cuộc giảm nghèo tại địa phương, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số còn gặp khó

Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Khánh Hòa có 12.874 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,86%/tổng số hộ dân trong tỉnh; trong đó, huyện Khánh Sơn có 3.530 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 47,43% tổng số hộ dân trong huyện và huyện Khánh Vĩnh có 4.831 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 45,90% tổng số hộ dân trong huyện.

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất

Một góc huyện miền núi Khánh Vĩnh

Đáng lo ngại, nguy cơ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo ở hai huyện miền núi còn cao; chênh lệch mức sống, điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tiếp cận thị trường, giải quyết việc làm so với các địa phương chưa được thu hẹp nhiều…

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nhận định, nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng nêu trên do điều kiện sống và sản xuất khó khăn. Nơi đây địa hình đồi núi dốc, bị chia cắt nhiều; thiên tai, thời tiết bất thường; dịch bệnh diễn biến phức tạp; nhiều hộ nghèo, cận nghèo còn thiếu đất, thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất...

Thêm vào đó, việc huy động nguồn lực tại chỗ để đầu tư cho công tác giảm nghèo còn gặp khó, chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ cho người nghèo; chưa có giải pháp tập trung và ưu tiên nguồn lực vào giải quyết các vấn đề sinh kế ổn định cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân; số doanh nghiệp trên địa bàn hai huyện còn ít, doanh thu nhỏ, chưa thu hút được nhiều lao động vào làm việc để chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương và tiêu thụ sản phẩm do người dân sản xuất ra…

Ghi nhận thực tế tại thị trấn Khánh Vĩnh cho thấy, các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất còn hạn chế; việc hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang gặp khó do đa số hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Ông Tạ Hồng Quang - Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa: Để hướng mục tiêu đến năm 2025, 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh không còn hộ nghèo, trong năm 2023, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiểu quả các chính sách giảm nghèo đa chiều với mục tiêu đạt mức giảm từ 1 - 1,5%, riêng Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đạt 7% trở lên.

Chính vì vậy, từ đầu năm nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các địa phương đã tập trung nghiên cứu, đề ra nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo nhằm tạo hiệu quả thực chất; trong đó, dành sự quan tâm lớn đối với địa bàn 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Năm nay, tỉnh Khánh Hòa cũng sẽ dành hơn 194,9 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu cho 2 huyện này và xã Vạn Thạnh của huyện Vạn Ninh.

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất

Tỷ lệ hộ nghèo ở Khánh Sơn và Khánh Vĩnh còn cao

Bên cạnh đó, các địa phương đang tiến hành khảo sát nhà ở của hộ nghèo và cận nghèo. Trên cơ sở đó, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo theo mẫu thiết kế mà Sở Xây dựng đã ban hành và tích cực vận động có thêm nguồn vốn đối ứng của gia đình, sự hỗ trợ của bà con dòng họ, địa phương; với mục tiêu tạo nơi ở vững chắc, giúp hộ nghèo, cận nghèo an cư lạc nghiệp.

Hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo

Hiện nay, Khánh Hòa đang nỗ lực thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập.

Trong đó đáng chú ý, tập trung hỗ trợ hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo bền vững và phấn đấu đến cuối năm 2025, hai huyện này đáp ứng tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo; thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 2 huyện này tăng 1,8 lần so với năm 2020. Đến cuối năm 2023, huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh không còn hộ nghèo có thành viên là người có công; không còn hộ tái nghèo trong giai đoạn 2026 - 2030.

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất

Hỗ trợ mô hình trồng bưởi da xanh cho hộ nghèo huyện Khánh Vĩnh

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 30-Ctr/TU ngày 23/02/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, hệ thống chính trị của tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo bền vững. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường phân cấp cho cơ sở để chủ động lập kế hoạch, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện; đồng thời, thực hiện sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp ủy viên theo dõi, chỉ đạo.

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ tăng cường đầu tư và có thêm chính sách thu hút nhà đầu tư vào kết cấu hạ tầng tại khu vực miền núi, đặc biệt hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sinh kế của người dân, như giao thông miền núi tại các thôn, bản; xây dựng chợ, trung tâm thương mại...

Đặc biệt, tỉnh ban hành Đề án giảm nghèo bền vững chung cho hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và tổ chức triển khai bố trí nguồn lực hiệu quả để đảm bảo thực hiện tốt chính sách giảm nghèo.

Trong đó, nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cải thiện thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp, tăng cường liên kết, bao tiêu sản phẩm cho người dân trên địa bàn; chính sách hỗ trợ chi phí, vay vốn cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình khó khăn có nhu cầu ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động; chính sách ưu tiên đầu tư cho các dự án, công trình phát huy hiệu quả nhanh như: Giao thông, thủy lợi, quy hoạch sắp xếp dân cư... gắn với phát triển sản xuất, tiếp cận thuận lợi dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục.

Ông Nguyễn Phú Khánh - Chủ tịch UBND thị trấn Khánh Vĩnh - cho biết, các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thị trấn chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất còn hạn chế; việc hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cũng gặp khó do đa số hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo, UBND thị trấn Khánh Vĩnh đã lập tổ công tác hỗ trợ công tác giảm nghèo năm 2023 và giai đoạn 2023 - 2025; kiện toàn ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của địa phương mà thành viên có các tổ trưởng, bí thư chi bộ ở tổ dân phố; lên danh sách 52 hộ nghèo có khả năng thoát nghèo vào cuối năm nay và phân công thành viên ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của thị trấn phụ trách để nắm bắt tình hình, đánh giá từng tiêu chí thiếu hụt và có giải pháp hỗ trợ phù hợp; chú trọng thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội; quan tâm hỗ trợ sinh kế, việc làm và cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất, gắn với hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, phù hợp.

Chia sẻ của ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho thấy: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025 còn rất nhiều nội dung, phần việc, chỉ tiêu chưa thực hiện được. Do đó, các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững, nhất là việc thực hiện hiệu quả các chính sách, hoạt động về hỗ trợ việc làm bền vững, hỗ trợ hiệu quả các mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Dồn sức để giảm nghèo trên mảnh đất

Nhiều gia đình ở huyện miền núi Khánh Sơn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sầu riêng cho thu nhập cao

Khẩn trương rà soát lại số hộ nghèo không thể thoát nghèo (bảo trợ xã hội, bệnh tật, neo đơn…) để tách riêng và có chính sách hỗ trợ thường xuyên. Các đoàn thể vận động người dân tham gia chính sách tạo việc làm; cấp xã xây dựng kế hoạch hành động về giảm nghèo cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương; rà soát cụ thể số hộ nghèo, cận nghèo cần hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở để có chính sách hỗ trợ phù hợp...

Năm 2023, UBND tỉnh Khánh Hòa dành hơn 4 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo. Trong đó, dành nguồn lực hỗ trợ một số mô hình nuôi dê, bò, heo, gà thả vườn, trồng cây ăn quả… Cùng với đó, chuyển giao, ứng dụng quy trình kỹ thuật mới theo hướng "cầm tay chỉ việc" cho hộ nghèo; hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, công cụ, thiết bị, giống… cho hộ nghèo ổn định sản xuất.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chùm ảnh: Sôi nổi các cuộc tranh tài tại Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai

Chùm ảnh: Sôi nổi các cuộc tranh tài tại Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai

Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai 2024 khép lại với những trận đấu mãn nhãn, để lại nhiều ấn tượng cho các vận động viên và cả người xem.
Cuối năm 2024, đoàn doanh nghiệp lớn của Séc sẽ tới Nam Định

Cuối năm 2024, đoàn doanh nghiệp lớn của Séc sẽ tới Nam Định

Dự kiến cuối năm 2024, Liên đoàn Công nghiệp và Giao thông Séc sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp lớn sang Việt Nam và đến tỉnh Nam Định khảo sát.
Đồng Nai: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn

Đồng Nai: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn

Tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên tên miền quốc gia “.vn”.
Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Ngày 1/11/2024, thị xã Đông Triều sẽ chính thức trở thành thành phố, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất của Công ty CP May Hai vào sáng 31/10

Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất của Công ty CP May Hai vào sáng 31/10

UBND quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng sẽ tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất của Công ty CP May Hai.

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Đến thời điểm hiện tại, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Tiếp tục điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành lệnh điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thuỷ điện Bình Điền để đón lũ.
Nam Định hoàn thành đo đạc đất đợt 3 tại khu vực Cồn Xanh

Nam Định hoàn thành đo đạc đất đợt 3 tại khu vực Cồn Xanh

Ngày 30/10, UBND huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đo đạc hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Cồn Xanh.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Gia Lai: Lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Công việc vất vả, áp lực lớn song lương và chế độ đãi ngộ chưa xứng đáng khiến nhiều người làm công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bỏ việc.
Cần Thơ: Sắp diễn ra tuần lễ du lịch, thương mại ‘Tinh hoa miền sông nước

Cần Thơ: Sắp diễn ra tuần lễ du lịch, thương mại ‘Tinh hoa miền sông nước'

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước” sắp diễn ra tại TP. Cần Thơ.
Đồng Nai: Phấn đấu năm 2026 sẽ đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào hoạt động

Đồng Nai: Phấn đấu năm 2026 sẽ đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào hoạt động

Đồng Nai vừa triển khai đợt thi đua cao điểm, phấn đấu đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn tỉnh vào hoạt động năm 2026.
Cận cảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan

Cận cảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi khiến một số khu vực ở cao tốc La Sơn – Túy Loan (TP. Đà Nẵng) bị sạt lở.
Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Ngành điện phối hợp với TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đẩy mạnh triển khai phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa, phù hợp với Quy hoạch điện VIII.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Thừa Thiên Huế: Điều tiết hai hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện do mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Điều tiết hai hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện do mưa lớn

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế ban hành lệnh điều tiết hồ chứa thuỷ điện Hương Điền và điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành hồ chứa nước Tả Trạch.
Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ còn 11 phường và 8 xã

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ còn 11 phường và 8 xã

Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) sẽ có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường và 8 xã.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Tỉnh Thanh Hóa có 44 CCN đang thực hiện đầu tư, nhưng chỉ có 5 CCN thu hút được dự án thứ cấp. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị duyệt phương án tiêu hủy cần sa

Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị duyệt phương án tiêu hủy cần sa

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa gửi văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phương án tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là cần sa.
Sóc Trăng: Cụm Công nghiệp Xây Đá B sẵn sàng đón nhà đầu tư

Sóc Trăng: Cụm Công nghiệp Xây Đá B sẵn sàng đón nhà đầu tư

Cụm công nghiệp Xây Đá B (xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) sẵn sàng đón các nhà đầu tư thứ cấp đến tham quan và đánh giá tiềm năng.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Quảng Ninh: Thắp sáng du lịch đêm, thu hút hàng triệu du khách

Quảng Ninh: Thắp sáng du lịch đêm, thu hút hàng triệu du khách

Trên chặng đường hiện thực hóa mục tiêu đón 17 triệu lượt khách trong năm 2024, Quảng Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có phát triển kinh tế đêm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động