Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Theo UBND tỉnh Lào Cai, ngày 24/5/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030; UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 19/5/2021 về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai…

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024
Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Ảnh: CTTĐTLC)

Trong 3 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và bố trí, lồng ghép các nguồn vốn, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp; cùng với sự quyết tâm vào cuộc của sở, ban, ngành, UBND các huyện có xã nghèo, kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ nghèo cao đã đạt được những kết quả tích cực..

Theo báo cáo tại hội nghị, sau 3 năm triển khai thực hiện, kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ nghèo cao đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Chỉ tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong 2 năm 2022 - 2023 giảm được 1.306 hộ; tỷ lệ giảm nghèo bình quân/xã đạt trên 10% (năm 2022 là 11,15%, năm 2023 10,41%). Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của 10 xã nghèo còn lại 50,54%, tương đương 3.124 hộ nghèo. Về xây dựng nông thôn mới, bình quân đạt 5,8 tiêu chí/xã (theo bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025), tăng trung bình 1,6 tiêu chí/xã so với năm 2022.

Trong 3 năm đã triển khai, tiến hành đào tạo nghề từ 3 tháng đến trình độ cao đẳng được 1.600 lao động; tổ chức 40 hội nghị tuyên truyền, phiên giao dịch việc làm thu hút khoảng 2.683 người lao động tham gia. Hết năm 2023 đã thu hút 5.566/21.051 học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đạt 26,5%. Năm học 2023 - 2024, trên địa bàn 10 xã có 31 trường, 452 nhóm/lớp với 10.885 học sinh, 490 phòng học, 11 trường đạt chuẩn quốc gia.

Lũy kế đến hết 2023 đã có 30 danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư trên 23,2 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2025 giao đầu tư cơ sở hạ tầng 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với tổng số 231 công trình; hết năm 2023 đã giao danh mục đầu tư 106 công trình…

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024
Người dân chung tay xây dựng nông thôn mới tại huyện biên giới Si Ma Cai, Lào Cai (Ảnh: Nhandan)

Tuy nhiên, theo đánh giá, một số cấp ủy đảng cơ sở chưa tạo được các khâu đột phá trong công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, vẫn có nơi lãnh đạo còn lúng túng, tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tỷ lệ lao động có việc làm của xã qua đào tạo còn thấp; thu nhập ở mức trung bình, chỉ đảm bảo cuộc sống người lao động, chưa đóng góp nhiều vào kinh tế hộ để thoát nghèo bền vững; kinh tế hộ gia đình làm nông nghiệp giản đơn vẫn chiếm đa số; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; các xã trước đây được công nhận đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới đến nay chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia còn rất thấp, chưa phát duy được hết hiệu quả của nguồn vốn.

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên, đến 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các xã nghèo xuống dưới 20%; mỗi xã phấn đấu đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội, trong triển khai các hoạt động tuyên truyền về giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở đến 100% các thôn bản. Luân chuyển, điều động cán bộ có năng lực tới 10 xã nghèo làm việc, đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và tâm huyết thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

Tiếp tục triển khai, giao chuẩn bị đầu tư 125 công trình trên địa bàn 10 xã nghèo. Triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phấn đấu mỗi gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo có 01 lao động có khả năng tham gia lao động có việc làm, gắn với thu nhập ổn định.

Đại diện lãnh đạo 10 xã nghèo thuộc các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn, Bát Xát cho biết tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các xã đến thời điểm hiện tại vẫn còn cao do nhiều nguyên nhân. Mục tiêu đặt ra về nâng cao thu nhập cho người dân, đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới… trên địa bàn các xã là những thách thức, nhiệm vụ rất khó khăn. Đồng thời đề xuất tỉnh sớm có kế hoạch giao vốn đầu tư các công trình trong danh mục về giao thông, điện nông thôn, cấp nước sinh hoạt, xây dựng khu thể thao, trường học, trụ sở xã; đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, lao động đi làm việc ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động, cai nghiện ma tuý; hỗ trợ xây nhà ở, con giống, cây giống cho địa phương phát triển sản xuất…

Kết luận hội nghị, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Qua báo cáo tổng hợp và các ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị, có thể thấy rằng 3 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 239/KH-UBND của UBND tỉnh đã được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao vẫn còn nhiều hạn chế.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 xã nghèo năm 2024, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 10,77% trở lên; mỗi xã phấn đấu đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp, các địa phương và nhân dân trên địa bàn; đồng thời thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Linh Nhi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động