Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 19:51

Đồng Nai tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Đồng Nai đang triển khai các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ cam kết với UNESCO.

Tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện nội dung Công văn số 2973/BVHTTDL-DSVH, ngày 21/7/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn.

Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 8221/UBND-KGVX, ngày 14/8/2023 chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Cụ thể tỉnh Đồng Nai giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó, cần xây dựng danh mục di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 12/2023 và đẩy mạnh công tác lập hồ sơ khoa học văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, ghi vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội của tộc người ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)

Thời gian qua, những hiện tượng vi phạm quy định của pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong Danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có Đồng Nai. Việc thực hành sai lệch đẫn đến biến đổi giá trị di sản sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét thông qua Báo cáo định kỳ quốc gia mà Việt Nam phải đệ trình Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; trường hợp nghiêm trọng có thể bị UNESCO xem xét rút danh hiệu. Vì vậy cần tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, những hành vi làm sai lệch gia trị văn hóa phi vật thể và những hành vi khác trái pháp luật như: Thực hành di sản không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản; thay đổi, bổ sung các yếu tố mới và biểu diễn di sản không có sự đồng thuận của cộng đồng; Đưa di sản đi ra trình diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản; Lợi dụng danh hiệu di sản để tổ chức các sự kiện hội họp, giới thiệu, tập huấn về di sản không có sự hiểu biết đầy đủ của cộng đồng, không đúng với tinh thần công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa.

Đối với các UBND huyện, thành phố: Chủ động triển khai và tiếp tục thực hiện nghiêm Văn bản số 3094/BVHTTDL-DSVH ngày 26/8/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn.

Hơn nữa, các UBND huyện, thành phố cần phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương; nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; có biện pháp nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các nghệ nhân, người thực hành, đặc biệt là nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, đối với việc tham gia vào các hoạt động làm biến dạng, thực hành sai lệch di sản; có giải pháp trong việc nâng cao vai trò của nghệ nhân trong việc truyền dạy di sản và nêu gương trong thực hành đúng để giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể.

Trong quá trình triển khai nội dung, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở, ngành địa phương liên quan triển khai thực hiện chỉ đạo nêu trên; kịp thời xử lý hành vi vi phạm (nếu có) của các tổ chức, cá nhân theo quy định. Quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các địa phương kịp thời báo, cáo đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương