Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Báo chí- lực lượng nòng cốt đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình” Báo chí với vai trò bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bài 1: “Biến thể” mới của “Diễn biến hòa bình”

Những năm qua, trong chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’, thông qua ‘xâm lăng văn hóa’, các thế lực thù địch tìm cách làm lệch chuẩn hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam, từng bước làm “tự suy thoái”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” từ bên trong. Qua đó, nhằm làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa từ bên trong nội bộ nước ta.

Văn hóa là cội nguồn, gốc rễ làm nên sức mạnh nội sinh của đất nước và dân tộc. Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng văn hóa; con người cũng là thước đo văn hóa của dân tộc và thời đại. Theo Từ điển tiếng Việt, “xâm lăng” là đánh phá để cướp nước, chiếm của người khác [1]; “xâm lăng văn hóa” là hoạt động thể hiện quyền lực mềm của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Trong thời đại hiện nay, “xâm lăng văn hóa” luôn tồn tại trong sự giao lưu giữa các nền văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, là xu thế tất yếu trong quy luật phát triển của xã hội.

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Nhiều bộ phim cài cắm "đường lưỡi bò" đã bị gỡ bỏ, cấm chiếu tại Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong

Qua nghiên cứu, có thể thấy, hoạt động “xâm lăng văn hóa” của kẻ địch đối với nước ta thể hiện trên các phương diện như sau:

Về nội dung, kẻ địch thông qua tuyên truyền, tán phát các sản phẩm văn hóa thể hiện chuẩn mực văn hóa, đạo đức, quan điểm, lối sống phương Tây; cổ súy cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng để triệt tiêu tận gốc những giá trị cốt lõi, nền tảng bản sắc của dân tộc, làm lệch chuẩn hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức, nhân cách con người Việt Nam. Chúng tán phát các sản phẩm văn hóa xuyên tạc thành tựu đổi mới của đất nước, cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, Việt Nam nên thay đổi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản cho “phù hợp với xu thế phát triển”. Qua đó, kẻ địch áp đặt các giá trị văn hoá và lối sống phương Tây lên các giá trị và chuẩn mực của dân tộc ta, phá hoại bản sắc văn hóa của dân tộc, phá hoại nền tảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta, từng bước làm mỗi cán bộ, đảng viên và người dân “tự suy thoái”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Từ sự chuyển biến về văn hóa, chúng chuyển dần sang chuyển biến về chính trị, hình thành ý thức chống đối, phản kháng chế độ, chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Về phương thức, thủ đoạn, kẻ địch triệt để lợi dụng các kênh ngoại giao, hợp tác quốc tế với nước ta trên các lĩnh vực xã hội như: Kinh tế, thương mại, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; qua hợp tác trên các lĩnh vực xuất bản, bưu chính viễn thông, báo chí, truyền thông; qua các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc tế để chuyển tải các giá trị, chuẩn mực đạo đức, văn hóa phương Tây vào trong nước. Đặc biệt, với sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kẻ địch triệt để lợi dụng thế mạnh của internet, mạng xã hội để “xâm lăng văn hóa” đối với nước ta. Chúng đã lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm cơ quan báo, tạp chí, hàng trăm đài phát thanh đặt ở các quốc gia: Mỹ, Úc, Philippines… có chương trình tiếng Việt để tuyên truyền, tán phát các sản phẩm văn hóa phương Tây. Qua công tác đấu tranh, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng năm, có hơn 3.000 tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, 28.000 thư ân xá quốc tế, 11.000 ấn phẩm được đưa vào trong nước bằng nhiều con đường khác nhau. Riêng năm 2020, đã phát hiện đấu tranh, ngăn chặn hơn 3.000 trang mạng có nội dung xấu, trong đó có 31 trang mạng, blog, 55 kênh Youtube, 49 trang fanpage, 765 tài khoản facebook, 149 hội nhóm chống đối cực đoan, đăng tải hơn 800.000 bài viết, video, clip có nội dung xấu, độc hại vào trong nước. Kẻ địch còn tìm cách tác động các chính khách trong Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với điều kiện thay đổi cải cách chính trị, pháp luật theo kiểu phương Tây, thay thế hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Chúng chỉ đạo số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, các tổ chức, cá nhân phản động trong nước tiếp cận các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trí thức, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sỹ và một số cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, tán phát các tài liệu, ấn phẩm văn hóa phương Tây nhằm “xâm lăng văn hóa” đối với nước ta.

Về chủ thể tiến hành, đứng đầu là Mỹ và các nước đồng minh chỉ đạo các tổ chức phản động lưu vong, các tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) và các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, các tổ chức, cá nhân phản động trong nước triển khai các hoạt động “xâm lăng văn hóa” đối với nước ta. Đối tượng của hoạt động “xâm lăng văn hóa” mà kẻ địch hướng tới chính là các tầng lớp Nhân dân, trước hết là lớp học sinh, sinh viên, các cán bộ, đảng viên đang công tác trong hệ thống chính trị nước ta và các văn nghệ sĩ trẻ, tác giả trẻ, nhà báo trẻ của nước ta.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta, những năm qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động “xâm lăng văn hóa” đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, còn tồn tại những hạn chế nhất định trong công tác này như: Việc phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay chưa đạt yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chúng ta đang thiếu đi những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn phản ánh sinh động tầm vóc của công cuộc đổi mới mà đất nước đang thực hiện. Chuẩn mực đạo đức xã hội có lúc, có nơi có sự chuyển biến nguy hại; tôn vinh nghề nghiệp và tính cách trung thực, sống tử tế chưa trở thành ý thức xã hội để có khả năng chi phối trong suy nghĩ và hành động của mỗi người. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban, ngành trong công tác tuyên truyền và đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng còn hạn chế; còn nặng về hình thức, chưa đa dạng, phong phú về nội dung; thậm chí có nơi, có lúc còn thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, phương thức và tác hại của “xâm lăng văn hóa” còn ở mức khiêm tốn. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động “xâm lăng văn hóa” còn hạn chế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, Văn kiện Đại hội XIII cũng nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin xấu độc, các văn hóa phẩm ngoại lai, độc hại, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị, xã hội, thuần phong mỹ tục[2]; để thực hiện chỉ đạo của Đảng và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động “xâm lăng văn hóa” trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động “xâm lăng văn hóa” luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng; sự quản lý, điều hành của Chính phủ nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng bảo đảm văn hóa phát triển đúng định hướng và sáng tạo ra những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, có tầm vóc thời đại, phản ánh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước và những thành tựu đạt được trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Gắn kết chặt chẽ cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với xu thế phát triển của thời đại để xây dựng và làm phong phú nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc ta. Tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đảm bảo thực sự tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, đủ khả năng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về văn hóa.

Hai là, tiếp tục tăng cường giáo dục, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới; nâng cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc và ý thức trách nhiệm cho Nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân ái, nhân văn trong truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Giáo dục tình yêu gia đình, quê hương, đất nước cho các tầng lớp Nhân dân nhất là thế hệ trẻ gắn với phát huy dân chủ, bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của mỗi người Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn biểu hiện“tự suy thoái”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong mỗi con người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên; phòng ngừa và ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ động tham mưu Đảng, Nhà nước xây dựng và phát triển nền công nghiệp văn hóa, coi đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế để mang lại nhiều sản phẩm văn hóa tốt đẹp, lành mạnh phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và xuất khẩu những sản phẩm văn hóa đặc trưng của dân tộc ra thế giới, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế quốc gia, hình ảnh dân tộc ta trên trường quốc tế.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, khẳng định vị thế, vai trò của tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạch định đường lối xây dựng và phát triển đất nước; làm cho hệ tư tưởng này có sức sống mãnh liệt và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của xã hội ta. Qua đó, nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho cuộc đấu tranh, phê phán quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch chống phá Việt Nam. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu và hiệu quả của công tác tuyên truyền và tư tưởng, lý luận. Làm cho cán bộ, đảng viên và người dân đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ bản chất của thông tin phản động, xuyên tạc; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” các nội dung thông tin xấu độc, nguy hại đối với nước ta.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí, truyền thông, xuất bản; chủ động phát hiện, ngăn chặn các loại ấn phẩm, văn hóa phẩm độc hại từ nước ngoài vào trong nước. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới, trang bị các phương tiện thiết bị hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý, kiểm duyệt, kiểm tra trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, internet…, đáp ứng kịp thời yêu cầu trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng khoa học công nghệ để xuất bản, tán phát các tài liệu, ấn phẩm nhằm “xâm lăng văn hóa” đối với Việt Nam. Đồng thời, chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng thường đăng tải các tin, bài, phim có nội dung xấu, độc hại, trái với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyền thông, cần xác định những quan hệ xã hội nảy sinh trên lĩnh vực này chưa được pháp luật điều chỉnh để kiến nghị cơ quan chức năng xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.

Năm là, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho các tầng lớp nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; không ngừng nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế nhằm khẳng định sự thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là minh chứng sinh động nhất nhằm bảo vệ vị thế, vai trò của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ta, thể hiện sức sống mãnh liệt và tính đúng đắn của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta đối với đời sống xã hội, qua đó đập tan luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta và phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả hoạt động “xâm lăng văn hóa” của các thế lực thù địch đối với nước ta.


[1] Từ điển tiếng Việt, tr.214, NXB Văn hóa – Thông tin, HN, 2014;

[2] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 143;

Nguyễn Đức Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động