Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đông Nam Á: Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải

Các tổ chức nghiên cứu độc lập thuộc nhiều quốc gia, trong khuôn khổ dự án CASE (Chương trình “Năng lượng sạch, giá cả phù hợp và bền vững cho các quốc gia Đông Nam Á”, ngày 17/11/2021, đã công bố Báo cáo “Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải - Tăng cường giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu kết hợp với các mục tiêu phát triển”, để thực hiện các hành động cấp thiết.

Báo cáo Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải - Tăng cường giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu kết hợp với các mục tiêu phát triển”, được thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu độc lập hàng đầu về khí hậu và năng lượng tại Indonesia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam, Viện New Climate và tổ chức Agora Energiewende, đã đưa ra lập luận rằng: Kế hoạch bảo vệ khí hậu có thể được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, bền vững hơn, nếu được tích hợp vào quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia trong dài hạn. Để đạt được điều này, báo cáo đã xác định sáu khái niệm bắc cầu như những yếu tố thúc đẩy các nỗ lực cân bằng phát thải trong khu vực một cách phù hợp, nêu bật tiềm năng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thể chuyển dịch nhanh sang nền kinh tế dễ thích ứng và phục hồi.

Ông Fabby Tumiwa - Giám đốc điều hành Viện Cải cách dịch vụ thiết yếu (IESR) Indonesia, cho biết: “Nhìn rộng hơn mục tiêu cân bằng phát thải đảm bảo rằng, các quốc gia đạt được các kế hoạch cân bằng khí hậu và tương hỗ, trước hết đáp ứng nhu cầu phát triển của từng quốc gia, đồng thời đẩy nhanh giảm phát thải các bon trong ngành năng lượng cũng như toàn nền kinh tế. Nếu công chúng không nhận biết được các mục tiêu phát triển trong các chiến lược khí hậu của chính phủ, sẽ khó có thể đạt được sự đồng thuận chính trị cần thiết để đưa ra các quyết định, hoặc nếu được thực hiện thì cũng sẽ rất khó để duy trì”.

Đông Nam Á: Mở rộng góc nhìn về cân bằng phát thải
Ảnh minh họa

Báo cáo cho biết, các chính phủ ở Đông Nam Á đã có những hành động đầy tham vọng hạn chế phát triển các nhà máy điện than trong tương lai. Trong đó, Philippines đã áp đặt chính sách dừng các dự án điện than để cải thiện tính linh hoạt, độ tin cậy và tính bền vững của hệ thống điện. Đây là một sự thừa nhận xây dựng các nhà máy điện than mới sẽ gây mất ổn định hơn cho hệ thống điện, do dư thừa công suất của các công nghệ không linh hoạt.

Bà Ngô Tố Nhiên - Giám đốc điều hành Sáng kiến Chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIET), cho rằng, sẽ rất hữu ích khi nhấn mạnh những giá trị đồng lợi ích giữa phát triển bền vững và chính sách khí hậu. Đây sẽ là bằng chứng hỗ trợ thúc đẩy cho các hành động về khí hậu tham vọng hơn.

Báo cáo cũng xác định vai trò quan trọng cam kết và hành động của doanh nghiệp. Bà Kannika Thampanishvong - Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, cho biết: Đã có rất nhiều công ty đa quốc gia trong khu vực công bố đẩy nhanh nỗ lực lắp đặt, sử dụng năng lượng sạch và cắt giảm phát thải các bon. Doanh nghiệp đã ngày càng đưa ra nhiều cam kết bảo vệ khí hậu, Chính phủ nên tạo môi trường thuận lợi cho họ đạt được cam kết và duy trì tính cạnh tranh, bao gồm tiếp cận tài chính và cơ sở hạ tầng. Báo cáo cũng chứng minh rằng, việc giảm chi phí của các công nghệ sạch mang lại sự thay đổi đáng kể hướng đến các lựa chọn thay thế bền vững như năng lượng tái tạo, các hệ thống điện phi tập trung và pin lưu trữ. Năng lượng tái tạo được coi như là xương sống cho các định hướng giảm phát thải các bon toàn nền kinh tế, là cơ hội cho các quốc gia Đông Nam Á đầu tư sớm vào điện khí hóa giao thông và công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Theo bà Jesse Scott - Giám đốc Chương trình quốc tế Agora Energiewende - một tổ chức nghiên cứu độc lập của Đức về chuyển dịch năng lượng: Một góc nhìn sâu sắc và quan trọng của báo cáo là các mục tiêu biến đổi khí hậu không thể được xem xét một cách tách biệt. Tại Đông Nam Á, ưu tiên chính trị của các chính phủ là tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất và giảm bất bình đẳng. Tuy nhiên, những ưu tiên này không thể đạt được nếu không có hành động phối hợp toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giảm phát thải. Cần cải cách, chuyển hướng và mở rộng quy mô các gói tài chính quốc tế để đạt được sự chuyển dịch này.

Bà Frauke Roeser - thành viên sáng lập Viện New Climate, cho biết: Các nghiên cứu tổng kết tại báo cáo này được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó thảo luận về một mô hình khác biệt cho hợp tác đa phương về cân bằng phát thải, có thể mang lại lợi ích nhằm thực hiện các nỗ lực toàn cầu hướng tới 1,5°C.

Tại COP 26, gần 200 quốc gia đã đạt được một thỏa thuận tăng cường nỗ lực toàn cầu nhằm khắc phục vấn đề biến đổi khí hậu, kêu gọi trở lại vào năm tới cùng các mục tiêu giảm phát thải mạnh mẽ; hành động tức thời và tích hợp các kế hoạch ứng phó khí hậu với các ưu tiên phát triển quốc gia để xây dựng và tăng cường sự đồng thuận chính trị.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Tuyên bố gây sốc về Kursk từ phương Tây; tình hình nguy cấp ở mặt trận miền đông Ukraine

Tuyên bố gây sốc về Kursk từ phương Tây; tình hình nguy cấp ở mặt trận miền đông Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/9/2024: Tổng thống Ukraine thừa nhận khó đạt mục tiêu tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/9/2024: Tổng thống Ukraine thừa nhận khó đạt mục tiêu tại Kursk

Ông Trump tuyên bố cứng rắn trước chiến dịch tranh cử năm 2024

Ông Trump tuyên bố cứng rắn trước chiến dịch tranh cử năm 2024

Quân sự thế giới hôm nay (23/9): Iran ra mắt tên lửa đạn đạo, UAV tự sát

Quân sự thế giới hôm nay (23/9): Iran ra mắt tên lửa đạn đạo, UAV tự sát

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/9/2024: Xung đột vĩnh viễn cho Ukraine; Nga nêu điều kiện giải quyết chiến sự

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/9/2024: Xung đột vĩnh viễn cho Ukraine; Nga nêu điều kiện giải quyết chiến sự

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris có bước chuyển mạnh mẽ định hình lại cuộc đua tranh cử

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris có bước chuyển mạnh mẽ định hình lại cuộc đua tranh cử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/9: Hơn 16.000 lính Ukraine thương vong ở Kursk; Tổng thống Zelensky thừa nhận thất bại?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/9: Hơn 16.000 lính Ukraine thương vong ở Kursk; Tổng thống Zelensky thừa nhận thất bại?

Vì sao tên lửa tầm xa ‘vô dụng’ đối với Ukraine; Nga tiếp tục nỗ lực duy trì đa cực

Vì sao tên lửa tầm xa ‘vô dụng’ đối với Ukraine; Nga tiếp tục nỗ lực duy trì đa cực

Năng lượng hạt nhân: Sự trở lại của gã khổng lồ ngủ quên?

Năng lượng hạt nhân: Sự trở lại của gã khổng lồ ngủ quên?

RCEP: Khai mở kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế châu Á

RCEP: Khai mở kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế châu Á

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/9/2024: Nga nêu điều kiện đàm phán; Ukraine đang kiệt sức

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/9/2024: Nga nêu điều kiện đàm phán; Ukraine đang kiệt sức

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/9/2024: Ukraine rút lui ở Kursk và Donbass; lộ kế hoạch mới của phương Tây đối với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/9/2024: Ukraine rút lui ở Kursk và Donbass; lộ kế hoạch mới của phương Tây đối với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/9: Cận vệ ông Zelensky thiệt mạng; Ukraine hé hộ ‘kế hoạch chiến thắng’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/9: Cận vệ ông Zelensky thiệt mạng; Ukraine hé hộ ‘kế hoạch chiến thắng’

Quân sự thế giới hôm nay (ngày 21/9): Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine

Quân sự thế giới hôm nay (ngày 21/9): Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine

Hé lộ kế hoạch thanh lọc nhân sự ở Bộ Quốc phòng Ukraine; Kiev nhận lô xe tăng ‘ngừng hoạt động’

Hé lộ kế hoạch thanh lọc nhân sự ở Bộ Quốc phòng Ukraine; Kiev nhận lô xe tăng ‘ngừng hoạt động’

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/9/2024: Lính Ukraine bỏ chạy khỏi Kursk; AFU đang thua nhanh

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/9/2024: Lính Ukraine bỏ chạy khỏi Kursk; AFU đang thua nhanh

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/9/2024: Nga đang chiếm thế thượng phong; ý nghĩa toàn cầu của chiến dịch quân sự đặc biệt

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/9/2024: Nga đang chiếm thế thượng phong; ý nghĩa toàn cầu của chiến dịch quân sự đặc biệt

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/9: Nga ‘chặt đứt’ huyết mạch tiếp tế của Kiev; Ukraine ‘hạ’ UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/9: Nga ‘chặt đứt’ huyết mạch tiếp tế của Kiev; Ukraine ‘hạ’ UAV Nga

35 tấn hàng Liên bang Nga viện trợ đã đến Việt Nam

35 tấn hàng Liên bang Nga viện trợ đã đến Việt Nam

Lính đánh thuê Đức và New Zealand bỏ chạy khỏi tiền tuyến; Mỹ không còn gì ngoài đe dọa

Lính đánh thuê Đức và New Zealand bỏ chạy khỏi tiền tuyến; Mỹ không còn gì ngoài đe dọa

Xem thêm