Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:36

Động thổ nhiều dự án ĐZ 220kV miền Trung

Ngày 5/11, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) đã tổ chức động thổ một số gói thầu thuộc dự án Mạch 2 ĐZ 220kV Đồng Hới - Đông Hà và dự án Mạch 2 ĐZ 220kV Đông Hà - Huế.
Động thổ dự án mạch 2 ĐZ 220kV Đồng Hới - Đông Hà

Dự án Mạch 2 ĐZ 220kV Đồng Hới - Đông Hà có tổng mức đầu tư 450,957 tỷ đồng, Mạch 2 ĐZ 220kV Đông Hà - Huế có tổng mức đầu tư 598,460 tỷ đồng sử dụng vốn vay tín dụng thương mại và vốn tự có của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT). Đây là các dự án theo kế hoạch khởi công năm 2016 của CPMB, do EVNNPT làm chủ đầu tư, CPMB thay mặt EVNNPT quản lý điều hành dự án.

Cụ thế, dự án Mạch 2 ĐZ 220kV Đồng Hới - Đông Hà được đầu tư xây dựng với mục tiêu hỗ trợ giải phóng công suất NMTĐ Vũng Áng I khi xảy ra sự cố lưới điện 500kV đấu nối đến TBA 500/220kV Vũng Áng, tăng cường khả năng truyền tải lưới điện 220kV liên kết Bắc Nam, nâng cao khả năng huy động công suất cho miền Nam giai đoạn đến năm 2020, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và tránh quá tải lưới điện khu vực trong các chế độ vận hành của hệ thống và phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ7) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011. Dự án có quy mô đầu tư: (i) Xây dựng mới đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà mạch 2 có tổng chiều dài 107,98km; (ii) Xây dựng mới 01 ngăn xuất tuyến 220kV tại TBA 220kV Đồng Hới.

Động thổ dự án Mạch 2 ĐZ 220KV Đồng Hới - Huế

Dự án Mạch 2 ĐZ 220kV Đồng Hới - Huế được đầu tư xây dựng với mục tiêu tăng cường khả năng cấp nguồn tại chỗ cho khu vực Huế, Quảng Trị và vùng lân cận, tạo trục 220kV mạch kép chạy dọc bờ biển miền Trung liên kết toàn bộ các tỉnh miền Trung từ Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến khu vực Nam Trung bộ (Tháp Chàm - Ninh Thuận) nhằm tăng cường khả năng truyền tải Bắc - Trung, hoàn chỉnh kết lưới 220kV khu vực, tăng cường tính liên kết, hỗ trợ công suất giữa các vùng, giảm thiểu tổn thất hệ thống, chống quá tải cho đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà - Huế hiện hữu khi vận hành bình thường, đặc biệt là trong trường hợp sự cố, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho phụ tải khu vực trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp sự cố, khi cần huy động công suất truyền tải cao giữa khu vực Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.

Quy mô của dự án bao gồm xây dựng mới đường dây 220kV Đồng Hới - Đông Hà mạch kép có tổng chiều dài 78,2km từ TBA 220kV Đông Hà hiện hữu đến TBA 220kV Huế hiện hữu; Xây dựng mới 01 ngăn xuất tuyến 220kV tại TBA 220kV Đồng Hới; Cải tạo sơ đồ đấu nối phía 220kV hiện hữu tại TBA 220kV Đông Hà, Trang bị 02 ngăn lộ đường dây (01 ngăn lộ đi Huế và 01 ngăn lộ đi Đồng Hới), 01 ngăn lộ kết giàn máy cắt vòng; Mở rộng đất và mở rộng các thanh cái 220kV tại TBA 220kV Huế trước mắt lắp mới 01 ngăn lộ đường dây và 02 ngăn lộ dự phòng.

Sau lễ động thổ, CPMB tập trung ngay công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện, với mục tiêu hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành dự án đúng kế hoạch, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển phụ tải, tăng cường khả năng cấp nguồn tại chỗ cho khu vực Huế, Quảng Trị và vùng lân cận, nâng cao khả năng huy động công suất cho miền Nam giai đoạn đến năm 2020 và hoàn chỉnh kết lưới 220kV khu vực, nâng cao độ tin cậy đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn trong hệ thống điện.

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử