VN-Index rớt gần 20 điểm, hàng chục mã giảm kịch sàn Nhà đầu tư bán tháo, VN-Index "thủng đáy" nhưng thanh khoản tăng khá |
Kết phiên hôm nay (19/10), VN-Index giảm mạnh 15,55 điểm (tương đương 1,41%) xuống còn 1.087,85 điểm. Số mã giảm tiếp tục áp đảo trên bảng điện với 364 mã, trong khi số mã tăng và đứng giá là 141 mã và 45 mã.
Thị trường bước sang phiên giảm mạnh thứ 4 liên tiếp nhưng dòng tiền bắt đáy tỏ ra khá yếu ớt |
Thị trường bước sang phiên giảm mạnh thứ 4 liên tiếp nhưng dòng tiền bắt đáy tỏ ra khá yếu ớt. Có lúc VN-Index phục hồi về gần giá tham chiếu sau khi giảm sâu nhưng rốt cuộc lại kết phiên với mức giảm lên tới gần 16 điểm. Mốc 1.100 điểm bị thủng sâu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán giảm sâu, ngoài SSI thì các mã FTS, VCI, CTS, AGR đều đã giảm sàn, BSI -6,3% xuống 35.600 đồng, ORS -6,3% xuống 15.000 đồng, VDS -5% xuống 14.250 đồng, VND -5% xuống 19.150 đồng, HCM -3,4% xuống 27.050 đồng, VIX -3% xuống 14.400 đồng.
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán với bộ ba SSI, VND và VIX được tập trung giao dịch rất lớn, với SSI và VIX dẫn đầu thanh khoản trên thị trường khi có 28,8 triệu và 23,7 triệu đơn vị khớp lệnh, VND khớp 23,3 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ngân hàng phân hoá mạnh. Trong khi BID, CTG, EIB, OCB, LPB ghi nhận sắc xanh thì VCB lại giảm 1,63%, TCB giảm 1,92%, STB giảm 2,36%, MSB giảm 3,8% và VPB giảm 4,67%.
Một số cổ phiếu khác giảm sâu về giá sàn còn tại các mã xuất khẩu, vận tải, xây dựng, dịch vụ, bán lẻ, bất động sản như VPG, LAF, TNT, YEG, FDC, VNE và VOS.
Giảm mạnh khác cũng xuất hiện nhiều ở các mã cổ phiếu thuộc các nhóm trên, như CMX -6,6% xuống 8.300 đồng, DIG -6,4% xuống 19.050 đồng, LCG -6,3% xuống 10.050 đồng, DAH -6,2% xuống 4.080 đồng, các mã PET, PC1, TV2, OGC, RDP giảm 5-6%. Các cổ phiếu VCG, DGW, PTL, DRH, GIL, ASM, FIR, QBS, STK, ADS, HT1, KHP giảm 4-5%... Trong đó, DIG khớp lệnh đứng thứ ba trên sàn với hơn 23,37 triệu đơn vị khớp lệnh.
Ở nhóm bất động sản, sắc đỏ là chủ đạo, tiêu biểu có VHM giảm 1,85%, VIC giảm 1,37%, KBC giảm 3,29%, PDR giảm 2,17%, DIG giảm 6,39%, VCG giảm 4,02%, SZC giảm 3,43%, CRE giảm 3,42%. Tuy nhiên, không phải quá ít mã tăng, như BCM có thêm 0,32% giá trị, NVL tăng 1,54%, DXG tăng 1,29%, CII tăng 1%, SJS tăng 1,99%, ITA tăng 2,03%, HDC tăng 1,6%...
Nhóm sản xuất diễn biến khá bi đát. Theo đó, VNM giảm 3,38%, HPG giảm 1,25%, MSN giảm 2,78%, DGC giảm 1,43%, DCM giảm 2,11%, VHC giảm 3,03%, NKG giảm 1,11%, HT1 giảm 4,69%; HRC, SRC, DLG, VAF đều giảm kịch biên độ.
Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ lao dốc: GAS giảm 1,33%, PGV giảm 1,91%, POW giảm 1,78% trong khi PLX đứng giá tham chiếu; MWG, PNJ và FRT lần lượt mất đi 3,8%, 1,43% và 1,05% giá trị.
Cổ phiếu hàng không phân hoá khi VJC tăng 0,19% nhưng HVN giảm 1,79%.
Ở chiều ngược lại, một vài cái tên ngược dòng thị trường với TLD là mã duy nhất tăng trần +6,9% lên 5.560 đồng, khớp 1,77 triệu đơn vị, NBB +5,9% lên 20.500 đồng, HAG +3,6% lên 7.980 đồng, khớp 7,54 triệu đơn vị, TDG +3,5% lên 4.140 đồng, EVG +3,2% lên 4.880 đồng, FCN +3,1% lên 13.400 đồng…
Toàn sàn HoSE có 141 mã tăng giá, 45 mã đứng giá tham chiếu và 364 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức thấp, đạt 12.693 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đã có thời điểm được kéo mạnh và chạm tham chiếu, nhưng sức ép gia tăng sau thời điểm 14h cũng đã khiến chỉ số này lao dốc về gần mức đáy trong phiên.
Đóng cửa, sàn HNX có 65 mã tăng và 114 mã giảm, HNX-Index giảm 3,67 điểm (-1,62%), xuống 223,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 76,2 triệu đơn vị, giá trị 1.143,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,8 triệu đơn vị, giá trị 106,8 tỷ đồng.