Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò Nhà nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, trong đó sẽ cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Bộ Công Thương chủ trì xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022.

Theo chương trình, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật trong đó có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo.

Sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, kiến tạo các khuôn khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định của Luật, sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, đã chỉ rõ và đặt ra yêu cầu xem xét, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò Nhà nước
Việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời

Vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mục đích và quan điểm xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhằm: Thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn gần 12 năm thi hành của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành sau như: Bộ luật dân sự năm 2015; Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2017 và năm 2020; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Cạnh tranh năm 2018... nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trong đó có dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với kế hoạch trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022) và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5 năm 2023).

Thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết để phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng khuyến khích sáng tạo trong việc xây dựng và thực thi quy định, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tạo động lực cho cạnh tranh và phát triển sáng tạo của doanh nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của các tổ chức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Trong Quan điểm xây dựng dự án Luật, Bộ Công Thương khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ những quyền thiêng liêng của mỗi công dân. Tiếp tục bảo vệ sự yếu thế của người tiêu dùng trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Bản chất của quan hệ giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp là một loại quan hệ tư, pháp luật của hầu hết các nước đều dành cho các bên trong quan hệ hợp đồng một sự tự do thỏa thuận và sự can thiệp của nhà nước vào các dạng quan hệ này tương đối hạn chế. Tuy nhiên, nếu để các bên tự do vô hạn thì hợp đồng sẽ trở thành phương tiện để bên mạnh hơn lấn át bên yếu thế, từ đó, gây hậu quả xấu tới lợi ích chung của xã hội.

“Người tiêu dùng luôn là bên thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thường ít có cơ hội đàm phán, thương lượng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ tư này sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội và trong một chừng mực nhất định tạo ra thế cân bằng trong giao lưu dân sự” - Bộ Công Thương khẳng định.

Đồng thời, từng bước trang bị các kiến thức, kỹ năng tiêu dùng để hình thành sự chủ động của người tiêu dùng. Bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính.

Theo đó, các quy định cần phải được xây dựng theo hướng giúp ngăn chặn, hạn chế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm nhưng cũng cần khuyến khích, bảo vệ các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính.

Ngoài ra, việc sửa Luật cũng thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng và các giao dịch xuyên biên giới. Kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam...

Dự án Luật đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi): Thể hiện rõ vai trò Nhà nước
Bộ Công Thương tổ chức đa dạng các hoạt động lấy ý kiến hoàn thiện Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm cung cấp các luận cứ thực tiễn cho việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), báo cáo Chính phủ tại Tờ trình số 1695/TTr-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2021.

Bộ đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi ngươi tiêu dùng (sửa đổi) tại Quyết định số 2413/QĐ-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2021. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên là Trưởng ban soạn thảo, đại diện các Bộ, cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học là thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập theo đúng quy định.

Đã rà soát, nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan (Hiến pháp năm 2013, Luật Dân sự số 91/2015/QH13, Luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12...) để đảm bảo tính đồng bộ với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Đồng thời, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế: Rà soát, tổng hợp, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực (Malaysia, Singapore,...) và trên thế giới (Hoa Kỳ, Châu Âu, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...).

Bộ Công Thương đã xây dựng các phiên bản dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), tổ chức các cuộc họp, hội thảo đóng góp ý kiến theo quy định. Theo đó, dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, thống nhất, đồng bộ với với hệ thống pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ cũng tiến hành phân tích, đánh giá tác động của các chính sách trong dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đối với 01 thủ tục hành chính.

Đồng thời, đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), theo đó các nội dung cụ thể về vấn đề lồng ghép bình đẳng giới được nêu trong Báo cáo kèm theo

Đặc biệt, Dự thảo Luật đã được tổ chức lấy xin ý kiến bằng văn bản của các Bộ, cơ quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Hội Bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan, đồng thời đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Công Thương để lấy ý kiến rộng rãi (từ ngày 10 tháng 01 năm 2022).

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Tư pháp thẩm định tại Văn bản số 83/BCTĐ-BTP ngày 16 tháng 5 năm 2022 và đã được Bộ Công Thương tiếp thu, giải trình tại Văn bản số 95/BC-BCT ngày 08 tháng 6 năm 2022.

Sau khi hoàn thiện, Bộ Công Thương đã có các Tờ trình số 3203/TTr-BCT ngày 08 tháng 6 năm 2022 báo cáo Chính phủ về dự án Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2022, Chính phủ đã cơ bản thống nhất quan điểm về các vấn đề lớn, thông qua và chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Ngày 2 tháng 8 năm 2022, Bộ Công Thương đã gửi toàn bộ hồ sơ dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tới Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Ngày 9/8 Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tổ chức Hội nghị thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Theo đó, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp tháng 8 này trước khi trình Quốc hội hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 4.

Bố cục và nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi):

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có kết cấu 51 Điều và 06 Chương. So sánh với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có 07 chương, 80 Điều, trong đó, bổ sung mới 29 Điều khoản, sửa đổi 49 Điều khoản và giữ nguyên 02 Điều khoản (Các điều 68, 80 của Dự thảo, trong Luật hiện hành tương ứng với các Điều 39, 51).

Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 07 Chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021. Một số nội dung cơ bản của Dự thảo Luật như sau:

1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Dự thảo Luật đã bổ sung thêm một Chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; đã sửa đổi khái niệm người tiêu dùng theo hướng làm rõ người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích thương mại. Việc sửa đổi nêu trên nhằm tạo căn cứ xác định chính xác người tiêu dùng trong quá trình thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi đối với nhóm người tiêu dùng có yếu tố riêng, gặp nhiều bất lợi hơn người tiêu dùng thông thường, Dự thảo Luật bổ sung quy định về khái niệm và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương.

3. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo Luật đã hoàn thiện quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch trên không gian mạng.

4. Bổ sung quy định về một số giao dịch đặc thù

Trong bối cảnh phát triển của công nghệ thông tin, để kịp thời điều chỉnh và tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố mới, đặc thù, Dự thảo Luật bổ sung một Chương quy định về các giao dịch đặc thù, trong đó, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng.

5. Hoàn thiện quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội khi thực hiện một số hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao.

6. Hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng yêu cầu hỗ trợ thương lượng; hoàn thiện quy định về phương thức hòa giải, trọng tài, về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự.

7. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Dự thảo Luật quy định rõ hơn về trách nhiệm chung và trách nhiệm quản lý ngành của Bộ Công Thương, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực được phân công quản lý và tại địa phương. Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Bắt hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của lái xe vào chợ hoa quả

Hà Nội: Bắt hai đối tượng cưỡng đoạt tiền của lái xe vào chợ hoa quả

Bị đe dọa, thu tiền trắng trợn khi vào chợ hoa quả thuộc xã Thanh Lâm (Hà Nội), tài xế đã đăng lên mạng xã hội. Sau đó, công an đã bắt giữ 2 đối tượng.
Đắk Lắk: Chủ tiệm cơm bị chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng do khách hàng lừa đặt tiệc

Đắk Lắk: Chủ tiệm cơm bị chiếm đoạt hơn 270 triệu đồng do khách hàng lừa đặt tiệc

Một đối tượng tự xưng là cán bộ công tác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, dùng thủ đoạn đặt tiệc cho buổi diễn tập phòng thủ dân sự đã lừa hơn 270 triệu đồng.
Hà Giang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế

Hà Giang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế

Cơ quan thuế Hà Giang quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn 12 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn huyện Xín Mần, Bắc Quang và TP. Hà Giang.
Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm, hai bị cáo liên quan đến vụ án hiện ra sao?

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm, hai bị cáo liên quan đến vụ án hiện ra sao?

Ngay sau khi thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sớm 3 tháng, nhiều người thắc mắc 2 bị cáo có liên quan đến vụ bà Hằng hiện nay ra sao...
Lào Cai: Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Lào Cai: Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội

Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị tòa cấp cao tại Hà Nội

Công an làm việc với người chuyển 200 nghìn đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt, nhưng ghi một đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gây hiểu lầm.
Bình Định: Cưỡng chế thuế với hai công ty xây dựng và may mặc vì nợ hơn 18 tỷ đồng

Bình Định: Cưỡng chế thuế với hai công ty xây dựng và may mặc vì nợ hơn 18 tỷ đồng

Cục Thuế tỉnh Bình Định thông báo việc cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty Cổ phần Xây dựng 47 và Công ty TNHH may mặc Huy Hoàng do nợ thuế.
Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước hạn 3 tháng

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước hạn 3 tháng

Sáng 19/9, một nguồn tin của Vuasanca cho biết, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã được ra tù trước 3 tháng.
Bạc Liêu: Công ty Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản

Bạc Liêu: Công ty Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản

Công ty CP Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ vừa bị Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền và phong tỏa tài khoản do nợ thuế hơn 2,3 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Bắt trưởng phòng một công ty hóa chất bán trái phép hơn 2,5 tấn xyanua

TP. Hồ Chí Minh: Bắt trưởng phòng một công ty hóa chất bán trái phép hơn 2,5 tấn xyanua

Ngày 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) đã khởi tố 2 bị can có liên quan đến vụ án mua bán trái phép chất độc xyanua.
Xuất hiện chiêu trò lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi nước ngoài để chiếm đoạt tài sản

Xuất hiện chiêu trò lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi nước ngoài để chiếm đoạt tài sản

Tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra 2 trường hợp công dân bị các đối tượng lừa đảo làm hộ chiếu, visa đi Nhật Bản và Hàn Quốc để chiếm đoạt số tiền lên tới 300 triệu đồng.
TP. Hồ Chí Minh: Ngày mai xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm

TP. Hồ Chí Minh: Ngày mai xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm

Ngày mai (19/9), sẽ xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm về tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Thái Bình nợ thuế hơn 3,5 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Thái Bình nợ thuế hơn 3,5 tỷ đồng

Cơ quan thuế vừa có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn đối với Công ty Cổ phầnTư vấn Xây dựng Giao thông Thái Bình do nợ thuế.
Đà Nẵng: Mạo danh nhân viên Ngân hàng Nhà nước để lừa đảo

Đà Nẵng: Mạo danh nhân viên Ngân hàng Nhà nước để lừa đảo

Lợi dụng lòng tin của tình nhân, Thoại (trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) giả danh nhân viên Ngân hàng Nhà nước lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bình Phước: Công khai thông tin 11 doanh nghiệp nợ hơn 34 tỷ đồng

Bình Phước: Công khai thông tin 11 doanh nghiệp nợ hơn 34 tỷ đồng

Cục Hải quan tỉnh Bình Phước vừa có văn bản công khai thông tin của 11 doanh nghiệp trên địa bàn nợ thuế với tổng số tiền hơn 34 tỷ đồng.
Danh sách những doanh nghiệp nợ thuế

Danh sách những doanh nghiệp nợ thuế 'khủng' đồng ở Đồng Nai

Cục Thuế tỉnh Đồng Nai vừa công khai danh sách 384 doanh nghiệp, người nợ thuế với tổng số tiền gần 670 tỷ đồng, trong đó nhiều doanh nghiệp nợ thuế "khủng".
Cần Thơ: Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng An Hưng bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần Thơ: Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng An Hưng bị tạm hoãn xuất cảnh

Cục Thuế TP. Cần Thơ đã ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng An Hưng.
Bình Dương: Công ty Đất Mới cùng 175 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 83 tỷ đồng

Bình Dương: Công ty Đất Mới cùng 175 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 83 tỷ đồng

Cục Thuế tỉnh Bình Dương vừa công khai danh sách 176 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 83 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Đất Mới nợ thuế hơn 19,2 tỷ đồng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi tố 4 đối tượng tháo thiết bị hành trình tàu cá để đánh bắt trái phép

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi tố 4 đối tượng tháo thiết bị hành trình tàu cá để đánh bắt trái phép

Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng về tội 'Cản trở hoặc gây rối hoạt động của phương tiện điện tử'.
Trà Vinh: Công khai hơn 800 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế trên 24 tỷ đồng

Trà Vinh: Công khai hơn 800 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế trên 24 tỷ đồng

Chi cục Thuế khu vực Cầu Ngang – Trà Cú (Cục Thuế tỉnh Trà Vinh) đã công khai danh sách 818 doanh nghiệp, người nợ tiền thuế đến ngày 31/8/2024.
Bạc Liêu: Công ty Chế biến thực phẩm Lý Sên bị cưỡng chế ngừng hoá đơn

Bạc Liêu: Công ty Chế biến thực phẩm Lý Sên bị cưỡng chế ngừng hoá đơn

Nợ thuế hơn 4 tỷ đồng, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Lý Sên vừa bị Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Đà Nẵng: Bắt hai đối tượng hack tài khoản facebook, chiếm đoạt tiền tỷ

Đà Nẵng: Bắt hai đối tượng hack tài khoản facebook, chiếm đoạt tiền tỷ

Lợi dụng thủ thuật hack facebook, Hiếu và Quốc lừa đảo chiếm đoạt của người dân tại TP. Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành với số tiền lên đến gần 10 tỷ đồng.
Long An: Cưỡng chế thuế doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Phú Mỹ Vinh

Long An: Cưỡng chế thuế doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Phú Mỹ Vinh

Nợ thuế hơn 2,9 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Phát triển kinh doanh hạ tầng KCN Phú Mỹ Vinh vừa bị Cục Thuế tỉnh Long An cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Lào Cai: Triệt phá đường dây liên tỉnh làm giả số lượng lớn con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Lào Cai: Triệt phá đường dây liên tỉnh làm giả số lượng lớn con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an tổ chức triệt phá đường dây làm giả con dấu, tài liệu đặc biệt lớn...
Bà Rịa – Vũng Tàu: Không có giấy phép môi trường Công ty Eco Pearl City bị phạt 320 triệu đồng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Không có giấy phép môi trường Công ty Eco Pearl City bị phạt 320 triệu đồng

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng vì triển khai xây dựng dự án khi chưa có giấy phép môi trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động