Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự báo tăng trưởng GDP: Vì sao Việt Nam tăng, thế giới giảm?

Trong khi tăng trưởng GDP toàn cầu liên tục bị các tổ chức quốc tế hạ thấp, thì tăng trưởng GDP của Việt Nam lại được dự báo tăng thêm đáng kể.
Tăng trưởng GDP năm 2022: Lạc quan nhưng đừng chủ quan! Họp báo Chính phủ tháng 6: Tăng trưởng GDP khả năng đạt mục tiêu của năm 2022 Tăng trưởng GDP năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu

Hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố vào đầu tháng 6, Ngân hàng Thế giới đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 4,1% xuống còn 2,9%. Báo cáo nêu rõ, tăng trưởng toàn cầu dự kiến giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống còn 2,9% vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 4,1% đã được dự đoán hồi tháng 1/2022.

Tại báo cáo trên, Ngân hàng Thế giới cũng hạ dự báo tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình như nền kinh tế Nga sẽ giảm 8,9% trong năm nay và giảm 2% trong năm 2023. Tăng trưởng GDP của Ukraine cũng được dự báo giảm 45% trong năm 2022...

Trong khi đó, Việt Nam lại là nước duy nhất trên thế giới được Ngân hàng Thế giới rà soát và dự báo điều chỉnh đà tăng trưởng từ mức 5,5% vào đầu tháng 1/2022 lên 5,8% vào tháng 6/2022.

Căn cứ để nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022?
Nhiều tổ chức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022

Không chỉ Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng đưa ra cảnh báo kinh tế thế giới sẽ phải chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của tình trạng xung đột tại Ukraine, khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng, đồng thời giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 và nâng dự báo lạm phát. Theo đó, OECD dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2022, giảm mạnh so với mức 4,5% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2021.

Mới đây, bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng HSBC cũng đã nâng dự báo tăng trưởng cả năm 2022 của Việt Nam từ mức 6,6% lên mức 6,9%. Theo đó, một trong những lý do để HSBC nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 đó là, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý II/2022 đã vượt mốc 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua kỳ vọng của thị trường.

Đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt 6% khi hoạt động kinh tế bình thường trở lại và Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện.

Căn cứ để nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022?
Các chính sách hỗ trợ sản xuất thông qua chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế 2022-2023 cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho nền kinh tế phát triển

4 căn cứ nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mới đây đã đưa ra 4 căn cứ để Ngân hàng Thế giới và các tổ chức trong và ngoài nước nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022.

Trong đó, thứ nhất, chính sách ứng phó với đại dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam hiệu quả, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tính đến ngày 26/6//2022, 82,9% dân số Việt Nam đã được tiêm đủ liều vắc xin – tỷ lệ khá cao so với mức bình quân 61,4% dân số thế giới được tiêm đủ liều. Số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam ngày càng giảm.

"Tình hình dịch bệnh được kiểm soát là nền tảng căn bản cho duy trì sự ổn định xã hội, tâm lý người dân, các hoạt động kinh tế quay trở về trạng thái bình thường, ổn định và phát triển" - đại diện Tổng cục Thống kê thông tin.

Thứ hai, các chính sách hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội kịp thời, đúng đối tượng là tiền đề cho tiến trình khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn, an sinh tới mọi người dân. Cụ thể hơn, theo Tổng cục Thống kê, ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH 15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Theo đó, các bộ, ngành đã có những cơ chế chính sách cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình theo lĩnh vực được giao, đóng góp tích cực vào sự phục hồi kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022.

Thứ ba, quyết sách mở cửa kịp thời nhằm giải quyết những tồn đọng của nền kinh tế do đại dịch, tận dụng lợi thế và tìm kiếm cơ hội phát triển cho tương lai đã và đang phát huy tác dụng, hiệu quả cho nền kinh tế sau 2 năm bị phong tỏa.

"Đặc biệt, việc dỡ bỏ các hạn chế để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong nước, mở cửa biên giới và mở lại các hoạt động du lịch quốc tế đã tạo ra sức sống mới trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam. Hoạt động thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất tăng, nhu cầu du lịch, đi lại của người dân tăng mạnh; khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng cao trong những tháng đầu năm" - bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì mức tăng cao. Đặc biệt, Việt Nam tổ chức thành công Seagame 31 cũng là dấu ấn quan trọng với cộng đồng quốc tế về một Việt Nam hòa bình, an toàn, ổn định, thân thiện.

Thứ tư, kết quả thực tế của hoạt động kinh tế 6 tháng tăng trưởng khả quan, hứa hẹn triển vọng phát triển trong những tháng còn lại của năm 2022.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục xu hướng tích cực do dịch bệnh Covid-19 trong nước đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản trên thế giới tăng cao, xuất khẩu dịch chuyển dần sang các thị trường khác giá trị hơn và dự kiến sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm.

“Đây tiếp tục là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế, đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu, đồng thời đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước đặc biệt trong bối cảnh lo lắng về an ninh lương thực thế giới dần gia tăng” – Tổng cục Thống kê thông tin.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm. Những yếu tố này vẫn sẽ là nhân tố tích cực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2022. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ sản xuất thông qua Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế 2022-2023 cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho nền kinh tế phát triển trong thời gian tới.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực và có sự bứt phá mạnh mẽ do các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ‘đè nặng’ trên vai doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ‘đè nặng’ trên vai doanh nghiệp

Theo thống kê, trong quý 4/2024 sẽ có khoảng hơn 76.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáo hạn, tăng 99,1% so với quý 3/2024.
‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

‘Xe bún bò ước mơ’ của mẹ

Một xe bún bò với đầy đủ vật dụng cần thiết và 1 số vốn nhỏ là điều ý nghĩa mà Chương trình Ước mơ xanh do F88 dành cho chị Mỹ Đào hỗ trợ chị vượt qua khó khăn
Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong: Cam kết đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Hong Leong Việt Nam vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và thành công tại Việt Nam.
Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

VnDirect ước tính trong kỳ tái cân bằng danh mục quý 4/2024, cổ phiếu được các quỹ ETF mua nhiều nhất gồm: MWG, NLG và KDH với tổng cộng 36,7 triệu cổ phiếu.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Sáng 23/10/2024, với sự tư vấn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam 5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Trí Việt đã chính thức được lên sàn...
Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục, quyền lợi của người gửi tiền luôn được ưu tiên đảm bảo

Kênh đầu tư thụ động được người dân đánh giá còn rủi ro, họ tìm đến kênh gửi tiết kiệm vì quyền lợi của họ luôn được bảo đảm bởi chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.
Hải Phòng: Tạo đà tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Hải Phòng: Tạo đà tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm

Bà Nguyễn Thị Dung - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng trao đổi về triển vọng tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm tại thành phố Hải Phòng.
Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho VCB 20.695 tỷ đồng

Chiều 23/10, tại Kỳ họp thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã trình chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VCB với số tiền 20.695 tỷ đồng.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu chững lại, nguy cơ suy thoái rình rập

IMF: Tăng trưởng toàn cầu chững lại, nguy cơ suy thoái rình rập

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay ở mức 3,2% như đã dự báo vào tháng 7.
IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của IMF, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,1%, giữ nguyên so với mức tăng được dự đoán năm 2024.
Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tăng trưởng tín dụng và huy động vượt trội so với ngành cùng chất lượng tài sản cải thiện.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng tăng 33,5% và 28,9% so cùng kỳ.
Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Bảo hiểm Hàng không (AIC) cho biết toàn bộ lợi nhuận quý III đã bị bão Yagi cuốn trôi. Họ chịu khoản lỗ đậm tới nỗi các thành tích nửa đầu năm đã bị xóa tan.
Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Giá vàng tiến sát mốc 90 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Theo Ngân hàng Nhà nước, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5 - 7% và đã được kiểm soát với biên độ phù hợp.
Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Vì sao DongA Bank vẫn chưa thể chuyển giao bắt buộc?

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc với DongA Bank còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Mặc dù không đạt như kỳ vọng, song bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong quý III/2024 được đánh giá là khả quan.
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt.
Bổ nhiệm tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Bổ nhiệm tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

MB tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank chủ động phát hiện và cảnh báo khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm xâm hại và chiếm quyền.
Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đảm bảo tính chính xác và trung thực của dữ liệu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nam A Bank –

Nam A Bank – 'Số và Xanh' tiếp tục là động lực phát triển

Kỷ niệm 32 năm thành lập (21/10/1992 – 21/10/2024), Nam A Bank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam qua hàng loạt hoạt động nổi bật.
TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR cho rằng, bên cạnh những gam màu tươi sáng, bức tranh kinh tế những tháng cuối năm vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động