Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 06:50

Đưa hàng Việt về miền núi Thái Nguyên: Lan toả hàng Việt về vùng khó khăn

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình đưa hàng Việt về miền núi nhằm nâng cao tỷ lệ hàng Việt ở những khu vực khó khăn.

Đa dạng chương trình đưa hàng Việt về miền núi

Giữa tháng 10 vừa qua, tại xã Tân Thành (Phú Bình), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Sở Công Thương và UBND huyện Phú Bình tổ chức Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” năm 2023, với chủ đề “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức tại xã Tân Thành năm nay có quy mô 22 gian hàng, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức tại xã Tân Thành (Ảnh: Văn Quân (Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông Phú Bình)

Các mặt hàng tham gia phiên chợ thuộc các nhóm, ngành: May mặc, đồ dùng học tập, đồ gia dụng, viễn thông, thực phẩm, giống cây trồng, hàng tiêu dùng… được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán thấp hơn hoặc tương đương giá thị trường cùng thời điểm, thu hút đông đảo người dân địa phương đến tham quan, mua sắm.

Đây là một trong những phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi mang lại hiệu quả cao khi triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thời gian qua, nhằm đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, công tác tổ chức các chương trình phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” và chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được địa phương mở rộng theo chiều sâu, gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Thời gian qua, Sở Công Thương Thái Nguyên đã tổ chức chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại huyện Phú Bình và Phú Lương; tổ chức 3 phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” tại huyện Đại Từ, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên. Qua đó, thu hút trên 18 nghìn lượt khách tham quan/tổng số chương trình, doanh số bán hàng lên đến 3 tỷ đồng; trao tặng các suất quà trị giá trên 200 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cháu học sinh nghèo vượt khó.

Các Phiên chợ “Đưa hàng Việt về miền núi” được tổ chức nhằm tạo chuyển biến về ý thức của người dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, xây dựng thương hiệu Việt… Qua đó góp phần ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hiệu quả cao

Với mẫu mã đa dạng, giá hợp lý, hàng Việt Nam được người dân các vùng nông thôn, miền núi tỉnh Thái Nguyên rất ưa chuộng. Đó là lý do Sở Công Thương tỉnh luôn chú trọng tổ chức các chương trình, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, khu công nghiệp những năm gần đây.

Thành công của việc tổ chức các phiên chợ này không chỉ đơn thuần đạt được doanh số bán hàng như mong đợi, mà quan trọng hơn làm chuyển biến nhận thức của người tiêu dùng về lựa chọn hàng hóa. Không những thế, thông qua hoạt động đưa hàng Việt về với các khu vực khó khăn, người dân vùng nông thôn còn được tìm hiểu, mua sắm những mặt hàng chất lượng cao do chính doanh nghiệp trong nước sản xuất. Từ đó, có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá của hàng sản xuất trong nước với những hàng hóa được bày bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.

Về phía doanh nghiệp, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường; quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân vùng nông thôn, miền núi. Qua đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường nông thôn, miền núi, khu công nghiệp, giới thiệu thương hiệu và quảng bá sản phẩm thiết yếu phục vụ tiêu dùng và sinh hoạt của người dân.

Mặt khác, thông qua chương trình, giúp người tiêu dùng lựa chọn và ngày càng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, mang lại hiệu quả tích cực trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo cầu nối để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối ở khu vực nông thôn, miền núi hoặc đưa hàng thành công vào các đại lý khu vực này sau khi những chuyến hàng kết thúc.

Việc tổ chức các Phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi tạo cơ hội giới thiệu tiềm năng phát triển thương mại, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp gỡ để doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu tiêu dùng theo từng khu vực, tạo mối liên kết, xây dựng uy tín, nâng cao sức cạnh tranh. Qua đó, giúp người dân hiểu biết hơn về các sản phẩm hàng hóa, được định hướng tiêu dùng và tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt, mua sắm sản phẩm có thương hiệu, rõ nguồn gốc gốc xuất xứ.

Nhờ các hoạt động đưa hàng Việt về miền núi, hiện tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn trên địa bản tỉnh Thái Nguyên đã chiếm tỷ lệ cao, khoảng 90%, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, từng bước ổn định và phát triển, hàng hóa, sản phẩm uy tín, thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế.

Những tháng cuối năm 2023, Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại tập trung cao độ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao “Chương trình xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm Gà đồi Phú Bình và các sản phẩm nông sản tỉnh Thái Nguyên 2023”; “Festval Nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2023”; Chương trình “Xúc tiến sắc màu nông sản thời kỳ 4.0 - Thái Nguyên 2023” và các chương trình đưa hàng Việt về miền núi nhằm lan toả hơn nữa hàng Việt trên địa bàn tỉnh.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam