Lào Cai: Thực hiện đồng bộ chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu |
Nhân rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá
Để triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thời gian qua, Sở Công Thương Yên Bái đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025” đồng thời nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.
Hệ thống phân phối của Yên Bái ưu tiên tiêu thụ hàng Việt (Ảnh: Sở Công Thương Yên Bái) |
Theo đó, thời gian qua, tỉnh Yên Bái quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, hệ thống các cửa hàng tiện lợi, tiện ích. Đến nay, hệ thống hạ tầng thương mại phát triển đồng bộ, bảo đảm quy hoạch, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và hoạt động ổn định. Toàn tỉnh có 96 chợ phân bố rộng khắp trên địa bàn.
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường được đẩy mạnh. Ngành Công Thương đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tại địa phương tiếp cận được hàng Việt chất lượng tốt, giá hợp lý. Phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin dùng tại thành phố Hòa Bình nhằm góp phần quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Tỉnh cũng chú trọng tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa, các chương trình hàng Việt Nam nhằm kích cầu người tiêu dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt từ nông thôn ra thành thị thông qua việc hỗ trợ cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, đưa các sản phẩm, hàng hóa sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh tiêu thụ tại các kênh phân phối trong nước.
Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Yên Bái đã thiết lập và nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” gắn với các hoạt động bình ổn thị trường, chương trình kích cầu tiêu dùng và các hoạt động khuyến mại, tri ân khách hàng...
Thêm nữa, Sở Công Thương Yên Bái đã phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ mở 2 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin dùng tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình để quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, đã hỗ trợ kết nối đưa một số sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ trên các chuyến tàu Bắc - Nam của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Hoạt động bán hàng Việt khuyến mại 3 năm qua diễn ra sôi động, tập trung vào dịp tết Nguyên đán, 30/4, 1/5, 2/9…
Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận được với hàng hóa chất lượng tốt, giá hợp lý. Việc huy động, lồng ghép các nguồn kinh phí xúc tiến thương mại đã hỗ trợ hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại như đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt từ nông thôn ra thành thị thông qua hỗ trợ cơ sở sản xuất tham gia chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền và đưa sản phẩm, hàng hóa sản xuất, chế biến ở tỉnh tiêu thụ tại các kênh phân phối trong nước…
Doanh nghiệp vào cuộc
Cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại phù hợp đã nâng cao lợi ích, ưu đãi để người dân ngày càng có xu hướng tiêu dùng hàng Việt. Giai đoạn 2021 - 2023, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã tổ chức các hội chợ OCOP, xác nhận cho các đơn vị tổ chức hội trợ, triển lãm thương mại bán hàng hóa, sản phẩm Việt Nam.
Song song với đó, việc đưa hàng Việt về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa được các địa phương quan tâm và đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đặc biệt, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác quản lý địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Giai đoạn 2021 - 2023 đã triển khai 2 gian hàng hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả để giúp người tiêu dùng nâng cao ý thức cảnh giác.
Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. Hệ thống bán lẻ, kết hợp các hình thức truyền thống với thương mại điện tử đã tăng cường lồng ghép bán hàng Việt trong những hội nghị kết nối cung cầu, trưng bày giới thiệu sản phẩm… Hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử đã thúc đẩy phát triển kinh tế số, nông nghiệp, nông thôn hiệu quả. Hoạt động thương mại điện tử đã giúp nhiều doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết để phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, góp phần mở rộng kết nối thương mại.
Với các giải pháp kể trên, hiện tỷ lệ hàng Việt ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đã chiếm tỷ lệ 70% - 80%; các chợ chiếm trên 60%. Đây là động lực giúp doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa triển khai Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh.