Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đưa tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt 9 - 9,5%/năm

Giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt khoảng 9 - 9,5%/năm, đến năm 2030 đóng góp khoảng 15 -15,5% vào GDP cả nước. Đó là mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược) được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 13/7, mục tiêu tổng quát đề ra là: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; Xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”.

Đưa tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt 9 - 9,5%/năm

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt khoảng 9 - 9,5%/năm, đến năm 2030 đóng góp khoảng 15-15,5% vào GDP cả nước; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH&DTDVTD) (chưa loại trừ yếu tố giá) đạt tốc độ tăng bình quân 13- 13,5%/năm; TMBLHH&DTDVTD trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42% TMBLHH&DTDVTD cả nền kinh tế; doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11% TMBLHH&DTDVTD, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 20 - 21%/năm. Giai đoạn 2031 - 2045: duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm thương mại trong nước đạt 8,5 - 9,0%/năm; TMBLHH&DTDVTD tăng bình quân 12 - 12,5%/năm; doanh thu thương mại điện tử tăng bình quân khoảng 12 - 13%/năm.

Định hướng thực hiện Chiến lược chung theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước; củng cố, thiết lập trật tự thị trường thích ứng với bối cảnh, tình hình mới; Phát triển đa dạng phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước; Thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; Tăng cường kết nối, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các hệ sinh thái toàn cầu và khu vực; Phát triển thương mại điện tử trở thành hình thức thương mại chủ đạo; Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại và bền vững.

Đặc biệt, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng thương mại thiết yếu vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tập trung tháo gỡ khó khăn, xây dựng và thực hiện các chính sách để hỗ trợ hiệu quả cho các chủ thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa; Hình thành các chuỗi phân phối sản phẩm sản xuất tại Việt Nam bền vững.

Đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại trong nước theo hướng chuyên nghiệp; Đổi mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại trong nước; Đổi mới quản lý nhà nước đối với thương mại trong nước; xây dựng, nâng cao các biện pháp bảo vệ thị trường cũng như người tiêu dùng trong nước phù hợp với cam kết quốc tế.

Chiến lược cũng đã đề ra các nhóm giải pháp phát triển giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và quản lý hoạt động thương mại theo cam kết quốc tế; Gia tăng cầu tiêu dùng cuối cùng trong nước, phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; Phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa; Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường; Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại trong nước; Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động thương mại thị trường trong nước; Nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại.

Thời gian qua, thị trường nội địa được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước tính đạt 381,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so với tháng trước và giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%.

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, song Bộ Công Thương đã thường xuyên liên hệ với các địa phương để tổng hợp và cập nhật tình hình bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu. Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường; tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Đến 9h sáng 9/9, hệ thống phân phối bán lẻ nhiều địa phương bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị cô lập. Mục tiêu lớn nhất là không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão.
Không để gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hoá do ảnh hưởng bão số 3

Không để gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hoá do ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, việc vận chuyển hàng hoá ít nhiều gặp khó khăn, các địa phương nỗ lực cưa cắt cây, dọn dẹp đường phố để tạo điều kiện cho vận chuyển.
Đến 15h chiều 7/9, tình hình hàng hoá tại các địa phương ra sao sau khi bão số 3 đổ bộ?

Đến 15h chiều 7/9, tình hình hàng hoá tại các địa phương ra sao sau khi bão số 3 đổ bộ?

Đến chiều nay (7/9), tình hình hàng hoá tại các địa phương vẫn ổn định, kể cả các địa phương đang chịu ảnh hưởng mạnh của bão số 3.
Thị trường hàng hoá sáng 7/9/2024: Lượng mua giảm, hàng hoá dồi dào, giá ổn định

Thị trường hàng hoá sáng 7/9/2024: Lượng mua giảm, hàng hoá dồi dào, giá ổn định

Sáng 7/9/2024, ngày thứ 2 bão số 3 đổ bộ các địa phương, lượng hàng hoá tại chợ, siêu thị vẫn dồi dào, hoạt động mua bán giảm nhiều so với chiều hôm qua.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hoá trước cơn bão số 3

Chùm ảnh: Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hoá trước cơn bão số 3

Chiều ngày 6/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng trước bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Đây là khẳng định của đại diện Bộ Công Thương trong buổi kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ, chiều 6/9.
Rau xanh, thịt cá tại siêu thị Lotte Tây Hồ

Rau xanh, thịt cá tại siêu thị Lotte Tây Hồ 'cháy hàng' trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

Tối 6/9 trước khi siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, sức mua tăng đột biến nên các quầy hàng rau xanh, thịt cá, thực phẩm tại siêu thị Lotte Tây Hồ 'cháy hàng'.
AEON Việt Nam đảm bảo đủ nguồn hàng tại các siêu thị khu vực phía Bắc

AEON Việt Nam đảm bảo đủ nguồn hàng tại các siêu thị khu vực phía Bắc

Nhằm đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, hiện AEON Việt Nam đã dự trữ sẵn hàng hóa tại các siêu thị của AEON, nhất là khu vực phía Bắc.
Đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3

Đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 6751/CĐ-BCT về ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024, trong đó chỉ đạo các Sở Công Thương đảm bảo nguồn cung hàng hoá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%.
Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’, doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’, doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Bức tranh trên thị trường bán lẻ đang khá sáng màu khi các doanh nghiệp đồng loạt tuyên bố lãi “khủng” và có nhiều kế hoạch mở cửa hàng mới.
Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: 14 năm chuyển mình mạnh mẽ

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam: 14 năm chuyển mình mạnh mẽ

Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã trải qua những bước tiến dài, ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Thị trường hàng hóa hôm nay 30/8: Thị trường năng lượng và nông sản phủ sắc xanh

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/8: Thị trường năng lượng và nông sản phủ sắc xanh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường năng lượng và nông sản rực rỡ sắc xanh trong phiên giao dịch hôm qua (29/8).
Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu

Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu

Kể từ đầu năm tới nay, nhu cầu nội địa giảm mạnh đã buộc các doanh nghiệp sản xuất thép của Trung Quốc phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới để tìm kiếm lợi nhuận
Thị trường hàng hóa hôm nay 29/8: Lực bán mạnh quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay 29/8: Lực bán mạnh quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch hôm qua (28/8), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đứng trước áp lực bán mạnh.
Thị trường hàng hóa hôm nay 28/8: Diễn biến trái chiều trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/8: Diễn biến trái chiều trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 27/8, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,02% xuống 2.158 điểm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 27/8: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới lấy lại sắc xanh

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/8: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới lấy lại sắc xanh

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư tấp nập chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần (26/8).
Thị trường hàng hóa hôm nay (26/8): Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay (26/8): Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đồng loạt tăng mạnh

Theo MXV, sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch qua (19-25/8) đẩy chỉ số MXV-Index tăng 1,4% lên 2.135 điểm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 23/8: Thị trường kim loại và nông sản đỏ lửa kéo MXV-Index tiếp tục rơi

Thị trường hàng hóa hôm nay 23/8: Thị trường kim loại và nông sản đỏ lửa kéo MXV-Index tiếp tục rơi

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết, dòng tiền chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vẫn còn khá thận trọng trong ngày giao dịch hôm qua (22/8).
Thị trường hàng hóa hôm nay 22/8: Giá cà phê lập kỷ lục lịch sử mới, giá lúa mì lao dốc 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 22/8: Giá cà phê lập kỷ lục lịch sử mới, giá lúa mì lao dốc 2%

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đóng cửa ngày giao dịch 21/8, chỉ số MXV-Index tiếp đà suy yếu khi rơi 0,18% xuống 2.115 điểm.
Thị trường hàng hóa hôm nay (21/8): Tâm lý thị trường còn thận trọng, chỉ số MXV-Index đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay (21/8): Tâm lý thị trường còn thận trọng, chỉ số MXV-Index đi ngang

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết chỉ số MXV-Index giảm không đáng kể trong ngày giao dịch 20/8, đóng cửa ở mức 2.119 điểm.
Thị trường hàng hóa hôm nay (20/8): Giá ngô chấm dứt chuỗi hai phiên lao dốc liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay (20/8): Giá ngô chấm dứt chuỗi hai phiên lao dốc liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh đã lan rộng trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phiên giao dịch đầu tuần (19/8).
Giá vàng nhẫn lập đỉnh, nhà đầu tư lãi đậm

Giá vàng nhẫn lập đỉnh, nhà đầu tư lãi đậm

Những ngày qua, giá vàng nhẫn neo ở mức cao nhất từ trước đến nay, lên trên mốc 78 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lãi đậm khi mua vàng từ đầu năm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/8: Thị trường nông sản đỏ lửa dẫn dắt xu hướng thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/8: Thị trường nông sản đỏ lửa dẫn dắt xu hướng thị trường hàng hóa

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán áp đảo trong tuần giao dịch vừa qua (12-18/8) kéo chỉ số MXV-Index rơi 0,27% xuống 2.106 điểm.
Vàng nhẫn tăng vọt gây bất ngờ với giới đầu tư, chuyên gia khuyến cáo cẩn trọng

Vàng nhẫn tăng vọt gây bất ngờ với giới đầu tư, chuyên gia khuyến cáo cẩn trọng

Mức 78,4 triệu đồng cũng là mức cao nhất của vàng nhẫn từ đầu năm 2024 tới nay, do vậy, nhà đầu tư, người dân hết sức thận trọng khi xuống tiền đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động