Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đường thủy nội địa tại Hà Nội: Món ngon... để nguội

Hà Nội có vai trò quan trọng trong tổng thể mạng lưới giao thông đường thủy nội địa quốc gia nói chung cũng như khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Kiến nghị không thu phí vận tải bằng đường thủy nội địa

Nhưng đến nay, các tuyến đường thủy nội địa vận chuyển hành khách, liên kết logistics, du lịch… vẫn gần như bị bỏ ngỏ, chủ yếu chỉ sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng.

Vẫn ở mức có tiềm năng

Vận tải trên đường thủy nội địa qua những tính toàn thực tế, khoa học đã cho thấy có rất nhiều ưu điểm vượt trội so đường bộ và đường sắt. Bởi chi phí vận chuyển chỉ bằng khoảng 1/4 so với vận tải đường bộ và khoảng 1/2 so với đường sắt.

Du lịch đường thủy trên sông Hồng. Ảnh: Trần Dũng  
Du lịch đường thủy trên sông Hồng. Ảnh: Trần Dũng

Hà Nội có 7 sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 556km. Trong đó có những hệ thống sông lớn, kết nối rộng khắp như: Sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Cầu… riêng sông Hồng đoạn qua địa bàn Thủ đô dài 163km. Các sông này đã được quy hoạch, kết nối góp phần hình thành nên mạng lưới đường thủy nội địa quốc gia, đủ khả năng vươn khắp các vùng miền trong cả nước. Do đó, Hà Nội có điều kiện rất thuận lợi để kết nối với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc bằng đường thủy nội địa, cũng như kết nối với các cửa ngõ đường thủy quốc tế bằng đường biển qua Hải Phòng, Quảng Ninh.

Sở dĩ vận tải đường thủy nội địa có thể đạt mức chi phí thấp do khối lượng vận chuyển lớn, cùng lúc vận chuyển được đa dạng hàng hóa; ít ảnh hưởng đến môi trường; luồng tuyến thông thoáng, ít khi xảy ra ùn tắc, giảm thiểu được chi phí phát sinh. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ, đường thủy nội địa còn có một số nhược điểm cố hữu như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết; tốc độ, thời gian vận chuyển không nhanh bằng các loại hình khác; mức độ linh hoạt, tiếp cận chưa thuận tiện bằng vận tải đường bộ.

Đồ án Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 1829/QĐ - TTg ngày 31/10/2021) đã xác định 4 hành lang vận tải đường thủy nội địa chính của khu vực phía Bắc. Trong đó có 3 hành lang đi qua Hà Nội gồm: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình; Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai.

Khu vực đồng bằng sông Hồng được quy hoạch phát triển 15 cụm cảng hàng hóa chính. Riêng Hà Nội có 5 cụm bao gồm 1 cụm cảng trung tâm và 4 cụm cảng phân bổ theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc; đáp ứng cỡ tàu khai thác từ 1.000 - 3.000 tấn. Ngoài ra, khu vực phía Bắc còn được quy hoạch 9 cụm cảng hành khách chính; Hà Nội có 1 cụm trên các tuyến sông: Hồng, Đuống, Công, Đáy, công suất đến năm 2030 đạt 1.100.000 lượt hành khách/năm.

Theo quy hoạch nêu trên, Hà Nội có vai trò vô cùng quan trọng trong tổng thể mạng lưới giao thông đường thủy nội địa quốc gia nói chung cũng như khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sông của thành phố còn tập trung khá nhiều các di tích, lịch sử văn hóa, hệ thống làng nghề cổ. Đây chính là điều kiện cơ bản để thành phố khai thác du lịch, thương mại dọc theo các tuyến sông.

Nhưng hiện nay, việc đầu tư phát triển vận tải đường thủy nội địa của Thủ đô nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Hệ thống cảng đường thủy nội địa nhiều thập niên đã qua vẫn không tăng thêm hay nâng cấp; phương tiện đường thủy nội địa lạc hậu; công tác đầu tư cải tạo luồng, tuyến chậm chạp, manh mún.

Điều này dẫn đến sản lượng vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vận tải, chủ yếu là chuyên chở vật liệu xây dựng; vận chuyển hành khách và du lịch dọc các tuyến sông còn bỏ ngỏ. Trong khi đường bộ ngày càng gian nan do quá tải, vai trò của đường sắt khá mờ nhạt thì đường thủy nội địa vẫn chưa được khai thác hiệu quả, giống như một “món ăn ngon đành để nguội” vì thiếu đồ dùng.

Giao thông đường thủy trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Vũ Khoa
Giao thông đường thủy trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Vũ Khoa

Cần sự quan tâm thiết thực

Một trong những nguyên nhân chính khiến đường thủy nội địa của Hà Nội bị bỏ lại phía sau trong suốt thời gian qua do thiếu sự quan tâm đúng mức, thiếu bàn tay kiến thiết mạnh mẽ. Chính vì vậy, hạ tầng kết nối giữa đường thủy nội địa với mạng lưới đường bộ chưa đồng bộ, thiếu tính gắn kết; vai trò của đường thủy nội địatrong hệ thống logistics gần bằng không, dù nó chính là một yếu tố quan trọng để lĩnh vực dịch vụ này có thể giảm chi phí, tăng chất lượng.

Hạ tầng đường thủy nội địa còn gần như bị quên lãng khi đầu tư một số hạng mục đường bộ. Một số tuyến sông đang gặp hạn chế về tĩnh không thông thuyền do có đoạn vướng cầu. Nhiều cảng lay lắt vì đường bộ kết nối hư hỏng, chật hẹp, không đáp ứng nổi nhu cầu giao thông, vận chuyển. Mặt khác, cơ chế chính sách sách trong khuyến khích đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa chưa theo kịp với thực tế, không thu hút được nhà đầu tư, khiến tình trạng lạc hậu ngày càng trì trệ, kéo dài.

Vai trò của đường thủy nội địa đã được Chính phủ đánh giá đúng mức thông qua Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. đường thủy nội địa không chỉ là một hệ thống song song hữu hiệu nhằm giảm áp lực cho mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang quá tải, mà còn là kênh vận chuyển giúp giảm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, là lĩnh vực có thể thu hút đầu tư rất lớn. Với Hà Nội, nó còn trợ lực thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, tăng cường giá trị cho quỹ đất dọc hai bên các tuyến sông.

Hà Nội cần chú trọng hơn nữa, có loạt giải pháp nhanh, mạnh để từng bước phát triển đường thủy nội địa. Trước hết, khẩn trương hoàn thiện, cụ thể hóa quy hoạch hạ tầng đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố. Đồng thời rà soát, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch có liên quan đang được triển khai, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch đường thủy nội địa.

Việc quy hoạch chi tiết hạ tầng đường thủy nội địa phải đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với quy hoạch đường bộ, đường sắt và các loại hình vận tải khác. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành các đầu mối trung chuyển hàng hóa, logistics, kết nối đa dạng nhiều loại hình vận tải; mặt khác gắn kết hệ thống cảng thủy nội địa với hệ thống cảng biển quốc tế.

Muốn phát triển đường thủy nội địa cần có nguồn vốn đầu tư. Muốn thu hút được đầu tư phải có sản phẩm tốt để chào hàng. Hà Nội cần xây dựng các mô hình cảng đường thủy nội địa mẫu; công khai quy hoạch chi tiết một số cảng lớn; thí điểm khai thác vận tải hành khách, du lịch bằng đường thủy nội địa trên các tuyến sông, đặc biệt là sông Hồng... để hấp dẫn các nhà đầu tư bằng hiệu quả thực tế.

Bên cạnh đó, thành phố cần ưu tiên bố trí nguồn lực nâng cấp hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như cải tạo luồng lạch; đảm bảo tĩnh không thông thuyền; tăng cường giao thông kết nối giữa đường thủy và đường bộ. Tăng cường phân cấp, quản lý cho các địa phương để chủ động triển khai thực hiện quản lý, đầu tư theo quy hoạch.

Hiện, Hà Nội còn dư địa vô cùng lớn để khai thác nguồn lợi từ giao thông vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa; quỹ đất dọc các sông cũng còn rất nhiều, đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi. Thành phố chỉ cần rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào đường thủy nội địa cho phù hợp với thực tiễn, chắc chắn sẽ biến lĩnh vực này là thỏi nam châm hút nguồn vốn xã hội hóa.

Hà Nội phải đi trước, làm tốt công tác phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để khớp nối đồng bộ quy hoạch đường thủy nội địa với quy hoạch đê điều, phòng chống lũ trên các tuyến sông do T.Ư quản lý. Sau khi thành phố đạt được thống nhất với các các bộ, ngành liên quan mới kêu gọi đầu tư, sẽ hấp dẫn và thuận lợi hơn rất nhiều.

kinhtedothi.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Món ngon

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Vì sao Gojek thất bại, rút lui khỏi thị trường Việt Nam?

Từ 16/9, Gojek - ông lớn trong thị trường xe ôm công nghệ xin rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 6 năm ra mắt, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này?
Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh shipper lừa đảo khách hàng chuyển khoản

Vừa qua, tình trạng giả danh shipper, yêu cầu chuyển khoản trước khi nhận hàng gia tăng, sự việc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (10h-19/9) vị trí tâm bão số 4 ở 17,2 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế.
Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước hạn 3 tháng

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù trước hạn 3 tháng

Sáng 19/9, một nguồn tin của Vuasanca cho biết, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã được ra tù trước 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp được hỗ trợ 150% phí khi hàng hoá qua trạm BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp được hỗ trợ 150% phí khi hàng hoá qua trạm BOT Phú Hữu

Trước việc doanh nghiệp than phiền “phí chồng phí” khi hàng hoá qua trạm BOT Phú Hữu, Cảng Container Quốc tế SP-ITC đã có chính sách hỗ trợ 150% phí qua trạm.
Bộ Công Thương hoàn thiện chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Bộ Công Thương hoàn thiện chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trong giai đoạn 2021-2024, thực hiện Chương trình SCP, Bộ Công Thương đã hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.
VSMCamp & CSMOSummit 2024: Định hướng xây dựng chiến lược sales và marketing bền vững

VSMCamp & CSMOSummit 2024: Định hướng xây dựng chiến lược sales và marketing bền vững

VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8 sẽ diễn ra vào hai ngày 22 - 23/11 với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược Sales và Marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”.
Cô gái đốt báo câu like, câu view lên tiếng xin lỗi ngay trong đêm

Cô gái đốt báo câu like, câu view lên tiếng xin lỗi ngay trong đêm

Sau khi có hành vi đốt báo để câu like bị lên án, một cô gái trẻ đã lên tiếng xin lỗi trong đêm 18/9 và mong được tha thứ bởi những hành vi bồng bột, non dại.
Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện khẩn gửi đến 16 tỉnh thành để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước thông tin về bão số 4.
Khai mạc Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Khai mạc Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Bộ Công Thương tổ chức 2 Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 diễn ra tại Đà Nẵng sáng 19/9.
Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết làm 2 người tử vong

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết làm 2 người tử vong

Vụ tai nạn giữa xe Phương Trang và xe Hồng Sơn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), khiến 2 người tử vong tại chỗ và nhiều người bị thương.
Công ty Sunrise xin lỗi người dân Làng Nủ

Công ty Sunrise xin lỗi người dân Làng Nủ

Công ty Cổ phần truyền thông Sunrise vừa đăng tải thông tin xin lỗi liên quan đến việc người của công ty này đăng tải thông tin về thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai.
Thuốc lá thế hệ mới: Mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe thanh thiếu niên

Thuốc lá thế hệ mới: Mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe thanh thiếu niên

Tình trạng lạm dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Việt Nam, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Do ảnh hưởng của Cơn bão số 4, khu vực miền Trung mưa lớn, có nơi trên 500mm; đề phòng nguy cơ ngập úng, sạt lở đất.
Nhân sự 18/9: Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ; Sở Nội vụ Ninh Bình có tân Giám đốc

Nhân sự 18/9: Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ; Sở Nội vụ Ninh Bình có tân Giám đốc

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Chính phủ; ông Nguyễn Xuân Tuyển giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ Ninh Bình.
Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 19/9/2024, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh. Sóng cao 3-5m.
Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (4h-19/9) vị trí tâm bão số 4 khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km phía Đông Bắc.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9/2024: Hà Nội nắng; Tin khẩn cấp Cơn bão số 4 cách TP.Đà Nẵng 217km

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9/2024: Hà Nội nắng; Tin khẩn cấp Cơn bão số 4 cách TP.Đà Nẵng 217km

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/9/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc mưa rào và dông.
Hà Nội khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn trong quá trình phát triển

Hà Nội khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn trong quá trình phát triển

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ cung ứng cho vùng lũ khoảng 18 triệu bản sách giáo khoa. Trong đó, in bổ sung 10 triệu bản, và lượng sách còn trong kho.
Tin bão khẩn cấp 18/9: Áp thấp thành bão trong 24h tới, các tỉnh miền Trung cảnh báo lũ quét, sạt lở

Tin bão khẩn cấp 18/9: Áp thấp thành bão trong 24h tới, các tỉnh miền Trung cảnh báo lũ quét, sạt lở

Dự báo, đến 10h ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10, tâm bão cách Quảng Trị khoảng 110km về phía Đông Đông Nam.
Nhiều ‘chuyên gia bão tự phong’ dự đoán thiếu căn cứ về bão số 4

Nhiều ‘chuyên gia bão tự phong’ dự đoán thiếu căn cứ về bão số 4

Hiện, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin áp thấp nhiệt đới/bão số 4 đã đổ bộ vào miền Trung, cơ quan khí tượng cảnh báo, đó là tin giả.
Bộ Y tế được cấp thêm hơn 400 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế được cấp thêm hơn 400 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Chính phủ bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động