Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 04:01

EPTC được giao đàm phán giá các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

EVN vừa ký văn bản giao công ty Mua bán điện (EPTC) khẩn trương làm việc với Chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp để đàm phán giá.

Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhận được văn bản số 465/ĐTĐL-GP ngày 19/4/2023 của Cục Điều tiết Điện lực liên quan đề xuất mức giá tạm thời của một số Chủ đầu tư các Dự án năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp. Ngày 26/4/2023, EVN đã có văn bản giao cho Công ty Mua bán điện (EPTC) khẩn trương làm việc với Chủ đầu tư các Dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp để thực hiện các công việc sau:

Tính đến ngày 18/4 mới có 23 hồ sơ dự án /84 dự án NLTT đã chuyển hồ sơ cho Công ty mua bán điện

Cụ thể, đối với các Dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp có hồ sơ đề nghị đàm phán giá điện mà kết quả rà soát giá điện >50% giá trần của khung giá phát điện quy định tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương nhưng Chủ đầu từ Dự án NLTT chuyển tiếp đề xuất áp dụng mức giá tạm thời ≤ 50% giá trần của khung giá phát điện quy định tại Quyết định số 21/QĐ-BCT, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, Công ty mua bán điện (EPTC) khẩn trương đàm phán, thống nhất mức giá tạm thời cho đến khi hai bên thỏa thuận được mức giá điện chính thức, không thực hiện hồi tố, ký biên bản, ký tắt dự thảo Hợp đồng sửa đổi bổ sung Hợp đồng mua bán điện hiện hữu.

Rà soát và ký biên bản với Chủ đầu tư các Dự án NLTT chuyển tiếp chi tiết các văn bản, thủ tục pháp lý còn thiếu so với yêu cầu của Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 cũng như dự kiến thời gian Chủ đầu tư Dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thiện các thủ tục trên, đồng thời bổ sung điều khoản về hoàn thiện các thủ tục pháp lý là điều kiện để Hợp đồng sửa đổi bổ sung Hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.

EPTC tiếp tục khẩn trương thực hiện đàm phán giá điện chính thức của các Dự án NLTT chuyển tiếp theo các chỉ đạo của Bộ Công Thương và của Tập đoàn.

EVN yêu cầu EPTC khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả về EVN trước ngày 5/5/2023 để EVN báo cáo Hội đồng thành viên và Bộ Công Thương xem xét, chỉ đạo.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương tổ chức vào chiều ngày 18/4, nhiều địa phương đề nghị Bộ Công Thương có các chỉ đạo cụ thể nhằm giải khó cho các dự án thuộc lĩnh vực này.

Tại Hội nghị, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định, hiện nay, việc huy động các nhà máy điện lên hệ thống (bao gồm cả nhà máy điện truyền thống và điện năng lượng tái tạo) đều được tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật và thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành và đảm bảo công khai, minh bạch, được công bố hàng tuần trên cổng thông tin của Trung tâm ĐIều độ hệ thống điện quốc gia.

Phó Tổng Giám đốc Võ Quang Lâm cho biết, đến nay, trong 84 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, có 23 dự án đã chuyển hồ sơ cho Công ty mua bán điện thuộc Tập đoàn, trong đó có 4 dự án đã làm việc với Công ty mua bán điện và hai bên đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục triển khai; có 5 dự án hiện nay Công ty mua bán điện đang rà soát các hồ sơ; đối với 14 dự án đã gửi hồ sơ nhưng chưa đủ thì hiện nay Công ty mua bán điện đang đề nghị các chủ đầu tư này hoàn thiện và bổ sung thêm hồ sơ để thực hiện việc đàm phán theo các Thông tư 15 và Quyết định 01 của Bộ Công Thương. EVN sẽ tập trung cùng với các nhà đầu tư để kết thúc các hợp đồng mua bán điện theo đúng chỉ đạo của Bộ Công Thương.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử