Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 03:50

G20: Các nhà lãnh đạo thế giới chính thức thông qua mức thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu mới

Ngày 31/10, tại Italia, các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đã chính thức thông qua mức thuế tối thiểu toàn cầu mới, khép lại nhiều tháng đàm phán về hiệp định thuế mang tính đột phá.

Mức thuế tối thiểu toàn cầu mới là 15% nhằm đảo ngược cuộc đua giảm thuế suất kéo dài hàng thập kỷ đối với các tập đoàn trên toàn thế giới, mà các chuyên gia cho rằng đã tước đi nguồn thu của các chính phủ để tài trợ cho các chương trình chi tiêu xã hội.

Thỏa thuận này là một thành tựu quan trọng đối với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, người đã đưa ra mức sàn quốc tế về thuế doanh nghiệp trong số các ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ này và thúc đẩy hành động nhanh chóng đối với một thỏa thuận.

Kế hoạch đã được các Bộ trưởng Tài chính của mỗi quốc gia tán thành, nhưng việc phê duyệt chính thức của các nguyên thủ quốc gia gây thêm áp lực lên nhiệm vụ khó khăn là biến những gì vẫn còn là một thỏa thuận đầy tham vọng thành một đạo luật riêng biệt. Gần 140 quốc gia đại diện cho hơn 90% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu đã tán thành thỏa thuận này, nhưng mỗi quốc gia phải thực hiện các tiêu chuẩn mới trong một quá trình có thể mất một thời gian.

Thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu sẽ cung cấp là một sân chơi bình đẳng trên toàn cầu, nơi các công ty và quốc gia có thể cạnh tranh dựa trên ý tưởng đổi mới, các nguyên tắc cơ bản, chất lượng của lực lượng lao động và môi trường kinh doanh của họ. Các quốc gia trên toàn cầu đã quyết định rằng để tài trợ cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng mà họ cần đầu tư cho người dân, và không có tất cả gánh nặng tăng thuế đối với người lao động… đây là một cách để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia một cách công bằng.

Thỏa thuận thuế không chỉ bao gồm một mức thuế tối thiểu toàn cầu mới mà còn là một cuộc đại tu và được cho là gây tranh cãi nhiều hơn - về cách các công ty đa quốc gia bị đánh thuế khi kiếm lợi nhuận ở những quốc gia mà họ không có sự hiện diện thực tế. Thỏa thuận thuế liên quan nhưng khác biệt đó chủ yếu nhằm giải quyết sự phản ứng ở châu Âu về việc những gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Mỹ trả ít thuế ở các nước châu Âu mặc dù kiếm được khoản tiền đáng kể ở đó.

Một số nhà lãnh đạo châu Âu đã nói rằng, họ thấy các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hiệp định thuế mới vấp phải những chỉ trích từ những người bảo thủ nói rằng nó sẽ kìm hãm sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế, cũng như những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng thỏa thuận không đủ để tăng doanh thu mới từ các tập đoàn đa quốc gia lớn và có thể gây tổn hại cho các quốc gia nghèo.

Những người hoài nghi cũng lưu ý rằng, các chi tiết chính trong kế hoạch, đặc biệt liên quan đến một phần của thỏa thuận thuế liên quan đến việc đánh thuế các công ty công nghệ đa quốc gia, vẫn chưa được giải quyết và các nhà lãnh đạo có thể đối mặt với những bất đồng khi đưa kế hoạch này thành hiện thực.

Thuế suất trung bình của doanh nghiệp trên toàn cầu đã giảm từ khoảng 40% năm 1980 xuống còn khoảng 23% vào năm 2020. Vào năm 2017, khoảng 40% lợi nhuận mà các công ty đa quốc gia trên thế giới kiếm được - hoặc hơn 700 tỷ đôla - đã được cất giữ trong các thiên đường thuế. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, mức thuế tối thiểu mới chỉ áp dụng cho các công ty có doanh thu hàng năm trên 850 triệu USD và dự kiến ​​sẽ tăng thêm khoảng 150 tỷ USD doanh thu thuế toàn cầu mỗi năm.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tối thiểu toàn cầu

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Mỹ 'rót' viện trợ khủng cho Ukraine trước khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tuyên bố 'không bỏ cuộc'

Chiến sự Nga-Ukraine 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/11: Nga pháo kích kinh hoàng, quyết ‘triệt đường lui’ của Kiev ở Kursk

Bầu cử Mỹ 2024: 5 điểm nhấn trong chiến thắng của ông Trump

Chuyên gia nói gì về tác động chiến thắng của ông Trump tới giá dầu

Ukraine 'cấp tốc' chuẩn bị chiến lược mới khi ông Donald Trump tái đắc cử

Tổng thống Ukraine Zelensky gửi lời chúc mừng ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Những tuyên bố ‘gây sốc’ của ông Trump về chiến sự Nga-Ukraine

Bầu cử Mỹ 2024: Phản ứng của lãnh đạo thế giới trước việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump tuyên bố 'đại thắng' sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ?

Phương Tây không đủ sức hỗ trợ Ukraine; Kiev sẽ sử dụng UAV mang vũ khí hóa học