Những hạn chế mới này chiếm giá trị thương mại gấp 6 lần so với giai đoạn trước và là mức hạn chế lớn nhất kể từ khi WTO bắt đầu theo dõi tình hình thương mại G20 vào năm 2012. Trong tuyên bố này, Tổng giám đốc WTO - Roberto Azevedo - cho biết, các chính phủ của nhóm G20 và toàn thể cộng đồng quốc tế cần quan tâm nghiêm túc đến các kết quả của báo cáo. WTO đã làm tất cả những gì có thể để giúp giảm tình hình nhưng các giải pháp sẽ cần có ý chí chính trị và lãnh đạo từ G20, mà các nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Argentina vào cuối tháng 11.
Số lượng các biện pháp hạn chế thương mại hàng tháng trung bình là 8 trong khoảng thời gian được rà soát, tăng từ 6 biện pháp mỗi tháng trong báo cáo trước đó (tính từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018), tuyên bố của WTO cho biết. Sự gia tăng của các biện pháp hạn chế thương mại và sự bất ổn được tạo ra bởi những hành động như vậy có thể đặt sự phục hồi kinh tế vào tình trạng rủi ro. Việc leo thang xung đột hơn nữa sẽ mang lại những rủi ro tiềm ẩn lớn cho thương mại toàn cầu, với các hiệu ứng cho tăng trưởng kinh tế, việc làm và giá tiêu dùng trên toàn thế giới.
¾ các hạn chế thương mại mới nhất là tăng thuế quan, phần nhiều trong số đó là để trả đũa đối với thuế thép và nhôm mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đặt ra hồi tháng 3. Nhưng trong báo cáo này, WTO đã không tính các biện pháp đã được công bố và chưa được thực hiện. Các nước G20 đã thực hiện trung bình hàng tháng gần 7 biện pháp tự do hóa thương mại, chẳng hạn như giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, phù hợp với xu hướng chung kể từ năm 2012. Giá trị thương mại đối với các biện pháp tự do hóa được ước tính là 216 tỷ USD, gấp 2,5 lần so với báo cáo trước đó. 2/3 trong số đó là do Trung Quốc giảm hơn 1.400 dòng thuế đối với xe cộ, linh kiện và các sản phẩm khác. Việc mở rộng Hiệp định Công nghệ Thông tin của WTO là một biện pháp tự do hóa đã mang lại cho thương mại toàn cầu thêm 541 tỷ USD, tương đương 4% giá trị nhập khẩu của các nước G20.