Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ghi thêm dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư đã ghi thêm một dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc vào giai đoạn phát triển mới.
Việt Nam-Trung Quốc ký kết 13 văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước

Sự hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị mà hai bên dày công vun đắp, nay được củng cố thêm một bước; tiếp tục là Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” như hai bên đã cam kết.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Uông Dương
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Uông Dương

Thủ đô Bắc Kinh những ngày qua chan hòa nắng ấm, thật đẹp và yên bình. Từ sân bay quốc tế, nơi đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Đại lễ đường Nhân dân, Quảng trường Thiên An Môn, Điếu Ngư Đài... đều trở nên thân quen biết bao khi thấy những lá cờ Đảng và quốc kỳ hai nước đỏ thắm cùng tung bay trong gió. Theo một cán bộ làm công tác đối ngoại, đây là lần đầu bạn treo cờ Đảng của nước có nguyên thủ quốc gia đến thăm tại những nơi diễn ra hoạt động của Đoàn.

Điều đó như nói lên niềm tin vào uy tín, vị thế của Đảng ta không chỉ đối với Trung Quốc mà cả bạn bè quốc tế, ngày càng được nâng cao. Trên những trang báo của nước bạn mấy ngày nay, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta là sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả hai Đảng và hai nước.

Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đầu tiên sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai Đảng, hai nước. Đó là niềm tin của hai bên gửi gắm cho nhau, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp đối với cả hai đất nước “núi liền núi, sông liền sông”

“Vừa là đồng chí, vừa là anh em”

Ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời thăm, thể hiện sự coi trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vị thế, vai trò quốc tế của nước ta. Theo quan niệm người Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng ta là người được chọn “xông đất” cho Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ khóa XX.

Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đầu tiên sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai Đảng, hai nước. Đó là niềm tin của hai bên gửi gắm cho nhau, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp đối với cả hai đất nước “núi liền núi, sông liền sông”. Và như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Lễ trao Huân chương Hữu nghị tặng Tổng Bí thư Đảng ta, “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, cùng chung chí hướng và chia sẻ vận mệnh chung, là cộng đồng chung vận mệnh, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại”.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nước bạn đang thực hiện đặc biệt nghiêm ngặt phương châm Zero Covid; các thành viên tham gia và phục vụ Đoàn đều được xét nghiệm PCR hằng ngày, xét nghiệm nhanh trước mỗi khi tham gia một sự kiện. Nhưng, bạn vẫn luôn tạo điều kiện cao nhất với khả năng có thể, cho nên tất cả các hoạt động của Tổng Bí thư và Đoàn diễn ra trang trọng với nghi thức cao nhất mà vẫn thân tình, gần gũi “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tại hội đàm, các cuộc hội kiến, trao tặng Huân chương, tiệc trà hay chiêu đãi..., trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, các nhà lãnh đạo đã ôn lại truyền thống quan hệ láng giềng tốt đẹp lâu đời giữa hai nước và cho rằng mọi quan hệ hợp tác đều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hai dân tộc. Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa hai nước càng khẳng định điều ấy.

Sau khi ra đời không lâu, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 18/1/1950 trở thành dấu mốc đầu tiên, đặt nền móng cho mối tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó, những người có công lớn là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Hơn 70 năm qua, quan hệ hai bên luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành tài sản chung quý báu của cả hai dân tộc. Trong những chặng đường lịch sử ấy, dù có thời khắc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác luôn là dòng chảy chính.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực

Trong hội đàm, sau đó là các cuộc hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều nhấn mạnh, Việt Nam luôn ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Trước hết về kinh tế, Việt Nam mong phía bạn đẩy nhanh triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; duy trì thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước, nâng hạn mức hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc đến nước thứ ba bằng đường sắt; đẩy mạnh hợp tác vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; kêu gọi các doanh nghiệp lớn, có trình độ khoa học-công nghệ cao của Trung Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Về phía mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta, hai bên đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, như tăng cường và phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng, thúc đẩy hợp tác toàn diện các lĩnh vực. Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì đà phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh; cam kết dành ít nhất 1.000 suất học bổng Chính phủ và đào tạo không dưới 1.000 giáo viên tiếng Trung cho Việt Nam.

Ngay sau khi hội đàm, những định hướng hợp tác toàn diện đã được hiện thực hóa với 13 văn bản được ký kết thuộc nhiều lĩnh vực quan trọng, như công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhân dân, tư pháp, nội chính, công thương, hải quan, sinh thái và môi trường, an toàn thực phẩm trong thương mại song phương, văn hóa và du lịch, quản lý tài sản nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, và nhiều địa phương có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trong phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ tư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta. Mỗi chuyến thăm đều để lại ấn tượng tốt đẹp đối với cả hai bên, góp phần kết nối quá khứ với hiện tại làm tiền đề cho quan hệ hợp tác tốt hơn trong giai đoạn mới. Quan hệ tốt về chính trị thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế.

Đặc biệt Tuyên bố chung giữa hai nước lần này đề cập sâu sắc, toàn diện, cụ thể, định hướng thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, từ quan hệ cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước đến các cơ chế cụ thể cho hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từng mặt hàng xuất, nhập khẩu, nhất là trong hợp tác thực hiện các kế hoạch giữa hai Đảng về công tác xây dựng Đảng, hợp tác về phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục... Có thể nói đây là một dấu mốc mới vừa mang tầm nhìn chiến lược, vừa cụ thể, thiết thực đối với cả hai nước.

Trao đổi với báo chí về chuyến thăm này, Giáo sư Cốc Nguyên Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhìn nhận đây là sự kiện đã vượt lên ý nghĩa của một chuyến thăm thông thường, bao hàm nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Dẫn câu nói của người Trung Quốc “Láng giềng tốt quý hơn vàng”, ông Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình năm 2017 và chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi đi ba thông điệp, cho thấy tính đặc biệt và tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nước; tình cảm đặc biệt giữa hai bên; và vai trò định hướng dẫn đường của giao lưu đảng trong quan hệ Việt-Trung.

Được chụp ảnh với Bác Hồ tại Việt Nam khi 5 tuổi, Nhà báo Vương Phong kỳ vọng, chuyến thăm lần này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa người dân hai nước, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương phát triển thời gian tới.

Thành công trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi thêm dấu mốc mới, làm động lực thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta, hai bên đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, như tăng cường và phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng, thúc đẩy hợp tác toàn diện các lĩnh vực. Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì đà phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh; cam kết dành ít nhất 1.000 suất học bổng Chính phủ và đào tạo không dưới 1.000 giáo viên tiếng Trung cho Việt Nam.
Theo Nhân Dân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Ngày 15/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động.

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những tháng cuối năm dự kiến sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica sẽ là động lực để Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác.
Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định tăng mức phân bổ từ nguồn thu BHYT để chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lên 92%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Hải Phòng cần phấn đấu phát triển thành phố ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á, là thành phố cảng quốc tế hiện đại, đi đầu cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica từ 16 - 21/11.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Các bộ, ngành địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục tạo bước chuyển biến căn bản trong triển khai thực hiện Đề án 06.
Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, thảo luận những giải pháp đột pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số.
Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Sáng 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã trực tiếp làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 2 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hóa dầu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II, tại tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đây là mục tiêu của Đề án củng cố, kiện toàn bộ máy, nhân lực, chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách của các tổ chức pháp chế ngành Công Thương đến năm 2030
Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Cần mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động