Giá heo hơi hôm nay ngày 31/7/2023: Đi ngang ngày đầu tuần
Giá heo hơi miền Bắc hôm nay 31/7/2023
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 31/7/2023 giá heo hơi tiếp tục đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 31/7/2023: Đi ngang ngày đầu tuần |
Cụ thể, mức giá cao nhất khu vực 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại các địa phương bao gồm Thái Nguyên, Thái Bình và Hà Nội.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang.
Giá heo hơi mới nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Tại khu vực này, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Các địa phương khác trong khu vực, giá heo hơi đứng ở mức 60.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam hôm nay 31/7/2023
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Cụ thể, mức giá cao nhất khu vực 60.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cần Thơ.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất các khu vực ngày 31/7/2023
Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang phát triển năng động và nhanh chóng, mang đến những cơ hội đáng kể cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư và nhu cầu thị trường chính bao gồm các sản phẩm thịt nhập khẩu chất lượng cao, thực phẩm và nông sản dinh dưỡng và chuyển giao công nghệ. Tổng sản lượng chăn nuôi của Việt Nam trị giá khoảng 21 tỷ USD, tăng 5-6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, sau một thời gian dài phát triển, ngành chăn nuôi Việt Nam đã xuất hiện những nút thắt, những vấn đề bất cập, thiếu bền vững trong phát triển.
Cụ thể, xuất hiện ngày càng nhiều các loại dịch bệnh nguy hiểm; quy mô đàn các loại vật nuôi cao gây áp lực lên các yếu tố tài nguyên, môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi và kinh tế chia sẻ…
Đây không những là thử thách của chăn nuôi toàn cầu nói chung, mà còn là áp lực lớn hơn với chăn nuôi Việt Nam nói riêng.
Để vượt qua những thử thách, những vấn đề bất cập nêu trên, ông Dương cho rằng, đó là giải pháp công nghệ, vì chỉ có công nghệ mới có thể giúp chăn nuôi Việt Nam xử lý được những mâu thuẫn của những yếu tố giới hạn về không gian, tài nguyên và sự đòi hỏi ngày càng cao của vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái và vấn đề đối xử nhân đạo với vật nuôi.