Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Du lịch cộng đồng - “Đòn bẩy” phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai Vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai Giá tăng kỷ lục, cà phê xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai

Mặc dù cách trung tâm huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) chừng 5km, nhưng cụm dân cư tự phát Suối Cạn (xã Ia Sol) từng như một thế giới biệt lập vì đường sá trắc trở, thường bị cô lập mỗi khi mưa lớn. Những căn nhà lụp xụp, bốn bề che chắn tạm bợ bằng những tấm tôn mỏng cũ nát. Đói nghèo, lạc hậu cứ thế kéo dài dai dẳng hàng chục năm qua. Nhưng giờ đây, những ngày tháng khó khăn đó của họ sắp được khép lại khi huyện triển khai dự án di dời về nơi ở mới. Sau một thời gian ngưng trệ, những căn nhà kiên cố bắt đầu được đặt viên gạch đầu tiên, tiếp thêm hy vọng cho người dân về một cuộc sống ổn định hơn.

Họ từng sống biệt lập với bên ngoài

Khoảng hơn 40 năm về trước, để kiếm kế sinh nhai, một nhóm người dân tại huyện Phú Thiện đã chuyển nhà vào sinh sống ở vùng Suối Cạn (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng ‘biệt lập’
Sau khi chuyển về nơi ở mới, gia đình chị Ksor H’ Neo dựng nhà tạm để ở.

Người dân đến đây ban đầu là phát nương làm rẫy, rồi dần dần một vài nóc nhà mọc lên. Cũng từ đó, sau chừng hàng chục năm, ngôi làng tự phát này đã có tới 38 hộ với 145 khẩu sinh sống đều là người dân tộc thiểu số Jrai.

Khu dân cư Suối Cạn như một thế giới biệt lập bởi đường sá trắc trở. Đặc biệt, vào mùa mưa, lũ, khu vực này thường xuyên bị cô lập hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi nước ở Suối Cạn dâng cao và chảy xiết, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, cuộc sống, sinh hoạt của các hộ dân tại khu vực.

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập
Gia đình chị Ksor H’ Neo rất kỳ vọng vào nơi ở mới.

Thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu, người dân sống trong cảnh “4 không” (không điện-đường-trường-trạm). Những căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo, bốn bề che chắn tạm bợ bằng những tấm tôn mỏng cũ nát. Đói nghèo, lạc hậu cứ thế như một sự hiển nhiên. Người lớn khổ đã đành, mấy đứa trẻ cũng phải chịu chung số phận. Chuyện học hành của con trẻ ở đây bị bỏ bê theo cuộc mưu sinh của người lớn. Tỷ lệ nghỉ học, mù chữ, tái mù chữ rất cao gắn với cuộc sống đói nghèo, lạc hậu.

Ngồi trong căn nhà tạm ở khu dân cư mới, chị Ksor H’ Neo (39 tuổi) nhớ về những ngày tháng gia đình 6 người phải chen chúc trong ngôi nhà thưng bằng tôn mỏng cũ rích. Chị H’ Neo cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở Suối Cạn nên chứng kiến gần như hết những khó khăn của dân làng nơi đây. Từ khi nhà nước thông báo di dời sang nơi ở mới, chị và mọi người rất vui mừng vì sắp thoát cảnh chạy mưa, chạy nắng, con cháu được tiếp cận gần hơn với ánh sáng tri thức.

"Gia đình tôi chuyển về khu mới từ cuối tháng 7. Vì chưa có nhà nên tôi mượn một xe cát để đắp nền, tận dụng những vật liệu ở nhà cũ để dựng nhà ở tạm. Mai mốt nhà mới xây xong, vợ chồng tôi đi hái tiêu, hái cà thuê kiếm tiền trả lại tiền xe cát đã mượn" - chị H' Neo tâm sự.

Cũng theo chị H' Neo, nhà chị bắt đầu đào móng và xây đã được 2 tuần và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện. Để mau có nhà mới, chồng và con rể cùng hai con gái của chị không đi làm, góp công cùng với bên xây dựng để làm nhà.

Kỳ vọng về nơi ở mới

Sau hơn 2 tháng ở trong căn nhà tạm dựng bằng những vật liệu tận dụng của ngôi nhà cũ, anh Siu Diếu (34 tuổi) cùng các con của mình đang đào móng cho ngôi nhà kiên cố sắp được đặt những viên gạch đầu tiên.

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia đình anh Siu Diếu đang đào đất để chuẩn bị đổ móng cho căn nhà kiên cố.

Anh Siu Diếu cho biết, gia đình 4 người chuyển về khu dân cư mới từ hồi tháng 7/2024. Về đây chưa có nhà để ở nên anh và mọi người tận dụng những vật liệu cũ dời từ căn nhà cũ đem về dựng làm nhà tạm. Hễ cứ mưa là nước tràn vào nhà, dột lỗ chỗ không ở được. Đèn cũng chưa có nên anh Diếu phải sử dụng đèn năng lượng mặt trời để thắp sáng.

“Sau 2 tháng chờ đợi, chính quyền địa phương đã bắt đầu xây dựng nhà cho chúng tôi. Vậy là tết này, vợ chồng tôi và 2 con đã có nhà kiên cố để ở, không còn lo cảnh mưa, nắng trên đầu nữa. Gia đình tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc” - anh Siu Diếu bộc bạch.

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập
Công bố bản đồ quy hoạch cụm dân cư Suối Cạn, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, Gia Lai.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng ‘biệt lập’
Đơn vị thi công và người dân cố gắng hoàn thiện 38 căn nhà trước Tết nguyên đán 2025.

Với mục tiêu di dời 38 hộ tại cụm dân cư Suối Cạn đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống, tháng 9/2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện triển khai Dự án bố trí, ổn định dân cư vùng thiên tai Suối Cạn. Dự án được xây dựng trên diện tích 3,8 ha với các hạng mục nhà ở, hệ thống điện, đường giao thông, công trình cấp nước sinh hoạt. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 21 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương và ngân sách tỉnh. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 5/2024. Tuy nhiên đến nay, giai đoạn 2 của dự án mới bắt đầu thực hiện.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện - cho biết, việc thực hiện bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai Suối Cạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giúp người dân tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Việc hoàn thành dự án là nhiệm vụ cấp bách, song trong quá trình triển khai dự án, vẫn đang thiếu vốn để hoàn thiện các hạng mục còn lại như nhà ở, đường nội bộ khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước. Địa phương đã có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai và các sở, ngành sớm bố trí kinh phí giai đoạn 2 nhằm thực hiện các hạng mục còn lại của dự án; đồng thời có định mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân thuộc đối tượng thụ hưởng của dự án theo quy định. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa nhận được nguồn vốn từ tỉnh cấp.

Cũng theo ông Vinh, toàn dự án có tổng 38 căn nhà kiên cố, hiện đã xây gần xong 6 căn, đơn vị thi công đang cố gắng gấp rút hoàn thiện 32 căn nhà còn lại trước Tết nguyên đán để cho bà con có chỗ ở, an tâm ổn định cuộc sống.

Bài và ảnh Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xem thêm