Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Phát huy bản sắc văn hóa Thái trong thời kỳ hội nhập Người lưu giữ văn hoá Thái qua cổ vật

Đắm say văn hoá Thái qua lời kể nghệ nhân

Xã Chiềng Pằn là xã vùng I của huyện Yên Châu, nằm dọc trục quốc lộ 6, cách trung tâm huyện 4 km về phía thành phố Sơn La. Đặt chân đến Chiềng Pằn, qua thăm hỏi bà con, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Lò Thị Xuân (64 tuổi) - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hoá Thái cổ Mường Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Có tiếp xúc với bà rồi mới thấy sự đam mê đặc biệt của người phụ nữ này với những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái. Say mê giới thiệu cho chúng tôi khu nhà sàn câu lạc bộ mới xây dựng theo phong cách cổ xưa của dân tộc Thái, bà Lò Thị Xuân kể, Nhà sàn mẫu cổ xưa lợp ranh và có mái vòm, có “khau cút” là 2 thanh gỗ đan chéo trên mái thể hiện đẳng cấp của ngôi nhà và chống tà ma, xui xẻo. Nhà sàn có 2 cầu thang cao như nhau, 1 bên có 9 bậc dành cho nữ, bên 7 bậc dành cho nam và khách quý, thể hiện sự khoẻ mạnh của người đàn ông.

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái
Ngôi nhà sàn câu lạc bộ mới xây dựng theo phong cách cổ xưa của dân tộc Thái Yên Châu.

Lan can trên sân nghỉ thể hiện sự gắn bó và tính cộng đồng cao. Sàn sân trước chủ yếu dành cho phụ nữ để làm những công việc nội trợ, hiên bên cầu thang 7 bậc dành cho đàn ông ngồi đan lát dụng cụ. Nhà sàn hiện không có nhiều dụng cụ, nhưng bao quát khá đầy đủ lối sống, nếp sinh hoạt của người Thái cổ xưa.

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái
Các vận dụng sinh hoạt cơ bản trong ngôi nhà Thái cổ xưa.

Nói đến nhà sàn, trước hết phải nói đến chỗ linh thiêng - là nơi thờ cúng các thế hệ đi trước đã qua đời. Thờ cúng có từng bậc, bậc dưới gọi là “khó ló hoong” là nơi thờ bố mẹ, ông bà ở trên sàn (kèo) nhà. Người Thái quan niệm, các cụ ở bếp nên phụ nữ ngồi bên bếp không bao giờ gác chân lên thềm nhỏ quanh bếp. Theo quan niệm của người Thái thì bố mẹ, ông bà, tổ tiên đều hiện diện gần gũi xung quanh, hòa vào từng nhịp sống sinh hoạt hàng ngày với con cháu” – nghệ nhân Lò Thị Xuân kể.

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái
Bà Lò Thị Xuân hướng dẫn cách dệt sợi, làm thổ cẩm cho học viên.

Trong ngôi nhà của người Thái cổ, ngoài những vật dụng phục vụ cho đời sống lao động được để bên dưới gầm sàn như cuốc thuổng, cày, gùi thì trong nhà sàn không thể thiếu các dụng cụ văn hóa vui tươi như trống, chiêng.

Người Thái có nhiều vùng miền khác nhau, để phân biệt được vùng miền sẽ dựa vào trang phục. Trang phục nam thường na ná giống nhau như áo xẻ tà bằng vải tràm, quần cũng bằng vải tràm. Tuy nhiên, ở nơi khác, đàn ông hay đội mũ, còn ở Yên Châu, khăn đội đầu của người đàn ông sẽ thắt nơ ở 2 đầu.

Trang phục nữ thì khác biệt. Riêng vùng Yên Châu, đặc biệt là thái cổ Yên Châu có đặc trưng không vùng nào có. Để phân biệt ở trang phục nữ, đầu tiên phải nói đến chiếc váy kẻ của người phụ nữ làm hoàn toàn bằng sợi bông nhuộm tràm và vải tơ tằm, người ta gọi là váy 2 chỉ hay còn gọi là “xì ta lai”, tức là kẻ màu.

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái
Trang phục phụ nữ thái Yên Châu có đặc trưng không vùng nào có.

Các màu sắc của trang phục cũng mang ý nghĩa riêng biệt: Màu trắng để nhuộm tràm gọi là mẹ nước, tức là sữa mẹ để nuôi con khôn lớn với ý nghĩa cầu mong sáng sủa cả đời. Màu thứ 2 đặc trưng nhất là màu đen vải thái nhuộm tràm, tượng trưng cho mẹ đất để trồng cây nuôi sống con người với ý nghĩa cầu mong công việc làm ăn sinh sôi, nảy nở. Chỉ thứ 3 là chỉ nhuộm tràm màu xanh nhạt tượng trưng cho mẹ cây, tượng trưng cho những cây lam để làm cơm cầu cho mưa thuận gió hòa. Chính vì thế, phụ nữ Thái ở Yên Châu mỗi lần sinh con đều ăn cơm lam ngay sau khi sinh xong để tưởng nhớ đến công ơn của 3 người mẹ này là: Mẹ nước, mẹ đất, mẹ cây.

Ngoài ra, trên chiếc váy của người phụ nữ Thái Yên Châu còn có những sợi chỉ đỏ lác đác tượng trưng cho những mạch máu của người mẹ sinh ra mình. Chiếc váy này chỉ ở vùng Yên Châu mới có.

“Truyền lửa” tình yêu văn hoá đến thế hệ sau

Nghệ nhân Lò Thị Xuân kể, khi về hưu, trước nguy cơ nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái bị mai một, tháng 11/2019, bà đã mạnh dạn cùng những người am hiểu về văn hóa Thái trên địa bàn các xã Chiềng Pằn, Chiềng Đông, Viêng Lán và thị trấn Yên Châu thành lập nhóm “Yêu văn hóa Thái cổ Mường Vạt”. Bà khao khát truyền giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc cổ xưa qua chữ viết, qua khung cửi dệt vải, thêu khăn Piêu và hát các bài hát cổ.

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái
Bà Lò Thị Xuân mở các lớp dạy chữ Thái cho thế hệ trẻ. (Ảnh: TL)

48 thành viên của nhóm “Yêu văn hóa Thái cổ Mường Vạt” không chỉ là những người có khả năng sử dụng, biểu diễn các loại nhạc cụ, trình diễn các làn điệu dân ca, kể các câu truyện cổ, trường ca của người Thái, mà còn rất tâm huyết, trách nhiệm trong bảo tồn văn hóa dân tộc.

“Tôi yêu văn hóa dân tộc mình từ ngày còn bé. Ngày xưa do nghèo, khó khăn chung, bận công tác công việc và lo cơm áo gạo tiền nên phải đến khi nghỉ hưu, tôi mới thành lập nhóm người yêu dân tộc Thái. Sau đó, tôi thành lập Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Thái cổ gần 2 năm nay với mục đích gìn giữ, bảo tồn, trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc bằng cách truyền dạy cho các thế hệ trẻ về chữ viết (chữ Thái), các trang phục, cách dệt thổ cẩm, cách thêu khăn và các nét văn hóa khác” – nghệ nhân Lò Thị Xuân chia sẻ.

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái
Quy tập các nghệ nhân truyền dạy các nghề thủ công cha ông để lại. (Ảnh: TL)

Nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, nhạc cụ truyền thống của dân tộc Thái được các thành viên sưu tầm, phục dựng, biểu diễn... Đến năm 2021, nhóm chuyển đổi thành Câu lạc bộ yêu văn hóa Thái cổ Mường Vạt với hơn 60 thành viên tham gia, truyền dạy thêm nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái với các sản phẩm, như: Khăn piêu, váy, áo cóm, gối, chăn... Thông qua các hoạt động tận tâm và tận lực suốt thời gian qua, bà Lò Thị Xuân muốn gửi thông điệp đến những người Thái trẻ khao khát bảo tồn và gìn giữ những vốn quý của đồng bào dân tộc.

Gia Hân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Thái

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Chưa năm nào đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sỉn Khâu, xã Chế Là của huyện Xín Mần (Hà Giang) lại vui như Tết này, vui vì giờ đây thôn đã có điện lưới quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động