Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Nguyên vật liệu phải nhập khẩu, thiếu nhân lực... là những rào cản cần được giải quyết, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tham gia sâu vào chuỗi.
Hợp tác, giao thương giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội - Hàn Quốc Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu Gỡ nút thắt để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi toàn cầu

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) đánh giá, các chính sách hỗ trợ của Hà Nội cho ngành công nghiệp hỗ trợ bao phủ ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước… Qua đó đã tạo đà cho doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”.

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực

Mặc dù phát triển khá muộn hơn so với các nước trong khu vực, nhưng đến nay ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày, sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Đặc biệt, rất nhiều DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn “khát” nhân lực, nguyên vật liệu

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Vân, hiện nay các DN ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều và phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào đang là hai trở ngại lớn nhất của đa phần DN hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội.

Đơn cử, gần 2 năm nay, Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (chuyên sản xuất dụng cụ chính xác cao và chi tiết cơ khí phục vụ cho các DN sản xuất ô tô, xe máy, hàng không, vũ trụ và khuôn mẫu) đã liên tục tuyển dụng các vị trí với mỗi đợt từ 30 - 50 nhân sự.

Tuy nhiên, trình độ lực lượng lao động ở địa phương chưa đáp ứng được nhiều, gây khó khăn cho tuyển dụng. Đại diện Công ty cho biết, doanh nghiệp đang thiếu nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực gia công cắt gọt, quản trị nhân sự, điện tử và tự động hóa. Trong quá trình tuyển dụng hàng năm, chỉ có khoảng 30 - 40% người lao động là đạt yêu cầu ngay, còn lại DN phải đào tạo lại.

Ông Cao Văn Bình, Quyền giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nêu thực tế, hiện nay số lượng lao động có tay nghề cao trong các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện rất hạn chế so với nhu cầu của ngành. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với khoảng 54% dân số ở độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động rất trẻ và dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và trình độ, là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành như cơ khí, chế biến chế tạo, thiết bị linh phụ kiện điện, điện tử..., đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khi tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị.

Ở góc độ đào tạo, TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng, tồn tại 2 điểm “vênh” về số lượng và chất lượng trong bài toán nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ. Đầu tiên là vênh về số lượng, có thể là sinh viên tốt nghiệp ít nhưng nhu cầu của doanh nghiệp nhiều, dẫn đến doanh nghiệp khó trong việc tuyển dụng lao động, hoặc là chiều ngược lại sinh viên tốt nghiệp nhiều nhưng thời điểm đấy nhu cầu của doanh nghiệp ít, dẫn đến là dư thừa. Thứ nữa là vênh về chất lượng, đó là câu chuyện sinh viên tốt nghiệp có thể chưa có hoặc là chưa đạt một số năng lực, phẩm chất mà doanh nghiệp mong muốn. Do đó, để thu hẹp khoảng cách phải có sự vào cuộc từ cả doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Bên cạnh bài toán về nguồn nhân lực, ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội còn gặp khó về bài toán nguyên, vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị. Hiện đa phần các nguyên, vật liệu đầu vào cho ngành công nghiệp hỗ trợ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ông Trần Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị điện MBT cho biết: Hiện MBT chuyên sản xuất các loại máy biến áp, tủ điện trung thế nên chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu chiếm hơn 50% tổng chi phí. Đó là lý do lợi nhuận của công ty chỉ đạt 5% doanh thu, thậm chí lúc giá cả tăng cao, ảnh hưởng dịch Covid-19 thì lợi nhuận chỉ đạt 2%. Mục tiêu lớn nhất mà MBT theo đuổi là tăng trưởng doanh thu ít nhất 20% và cố gắng mua được nguyên liệu trong nước để tăng lợi nhuận.

Về vấn đề nguồn nhân lực, trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn cho DN công nghiệp hỗ trợ, Phó Chủ tịch Thường trực HANSIBA Nguyễn Vân thông tin, đơn vị đang nỗ lực hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để đào tạo sinh viên theo nhu cầu đặt hàng cụ thể từ phía các DN.

Hiệp hội coi đây là sự kết nối, hợp tác hiệu quả giữa nhà trường với các DN, là hướng đi ngắn nhất trong việc đáp ứng cung - cầu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ trước mắt cũng như lâu dài. Việc làm này vừa giảm chi phí đào tạo mới và đào tạo lại nhân lực cho các DN; mặt khác, sinh viên các trường có cơ hội tiếp cận với các kiến thức thực tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm khi ra trường.

Về vấn đề này, TS Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ, thời gian qua, nhà trường đã tập trung đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời đào tạo ngoại ngữ để tăng khả năng thích nghi của người lao động trong môi trường làm việc có áp lực cạnh tranh cao. Hiện nhà trường đào tạo tổng cộng 32 ngành, nghề và cam kết 100% sinh viên, học sinh ra trường đạt chuẩn đầu ra và có việc làm với thu nhập từ 6 - 20 triệu đồng.

Ngoài đào tạo các loại hình ngắn hạn, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu của DN. Đây là những khóa giúp nâng cao trình độ người lao động, chuyển giao khoa học công nghệ. Việc này sẽ giúp nhiều DN công nghiệp hỗ trợ khắc phục khó khăn bởi thiếu hụt nguồn lực lao động chất lượng cao.

TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng cho biết: Hiện Đại học Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành chương trình đào tạo, giúp tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ở mức cao. “Ngay từ khi thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo, việc quan trọng đầu tiên với nhà trường là lấy ý kiến và khảo sát doanh nghiệp về nhu cầu, về mô tả năng lực của vị trí việc làm, mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó xác định được là quy mô tuyển sinh sẽ như thế nào, nội dung chương trình ra sao để đảm bảo người tốt nghiệp có việc làm”.

Lê Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” về đích

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” về đích

Hồi chuông cảnh báo về "bão kinh tế" ngành công nghiệp ô tô

Hồi chuông cảnh báo về "bão kinh tế" ngành công nghiệp ô tô

Nhà đầu tư đang nhìn thấy những cơ hội mới trong ngành công nghiệp hóa chất

Nhà đầu tư đang nhìn thấy những cơ hội mới trong ngành công nghiệp hóa chất

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

MTA Hà Nội

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Đắk Nông: 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,99%

Đắk Nông: 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,99%

TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024

'Cuộc đua' phát triển trạm sạc xe điện: Cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

PMI tháng 9 dưới ngưỡng 50, ngành sản xuất Việt Nam suy giảm do bão Yagi

PMI tháng 9 dưới ngưỡng 50, ngành sản xuất Việt Nam suy giảm do bão Yagi

Doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng hướng tới phát triển xanh, hiện đại, minh bạch

Doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng hướng tới phát triển xanh, hiện đại, minh bạch

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An): ‘Thỏi nam châm

Huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An): ‘Thỏi nam châm' mới trong phát triển khu công nghiệp

Miến đao sâm - dấu ấn từ sản phẩm đặc hữu

Miến đao sâm - dấu ấn từ sản phẩm đặc hữu

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Quân chủng Phòng không - Không quân diễn tập bắn, ném bom đạn thật

Quân chủng Phòng không - Không quân diễn tập bắn, ném bom đạn thật

Xem thêm