Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 05:43

Giải bài toán thiếu điện: Kiểm soát nhu cầu

Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế nhằm giải quyết những nguy cơ thiếu điện năm 2019 và các năm tiếp theo.

Áp lực hệ thống điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của phụ tải giai đoạn 2016 - 2030, mỗi năm, hệ thống điện phải bổ sung khoảng 6.000 - 7.000 MW công suất. Trong khi nguồn điện dự phòng gần như không còn, các dự án điện của các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) nằm trong quy hoạch điện VII điều chỉnh không thể đưa vào vận hành theo đúng tiến độ.

Cầu tăng cao tạo áp lực rất lớn lên hệ thống điện

Trước tháng 6/2019, một loạt các nhà máy điện mặt trời sẽ được đưa vào vận hành, bổ sung công suất cho hệ thống điện, thế nhưng các nhà máy này lại tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung, gây quá tải cục bộ cho lưới điện truyền tải. Cùng với đó, là sự suy giảm về nguồn khí; các hồ thủy điện miền Trung thiếu hụt nguồn nước do hiện tượng El Nino. Để đảm bảo cung ứng đủ điện, EVN buộc phải huy động các nguồn điện chạy dầu, giá thành sản xuất điện cao.

Thiếu nhiên liệu đầu vào cũng là một vấn đề mà EVN đang phải đối mặt. Năm 2019, nguồn than trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của các nhà máy nhiệt điện. Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc phải nhập khẩu than và tiến hành pha trộn với than trong nước.

Theo tính toán sơ bộ, việc sử dụng than pha trộn sẽ làm tăng giá thành sản xuất điện, dẫn đến giá mua điện của EVN và các đơn vị thành viên tăng thêm khoảng 1.490 tỷ đồng. Cùng với đó, giá khí bao tiêu cũng tăng, ngành điện còn phải chịu thêm phí và thuế bảo vệ môi trường đối với nhiệt điện than, phí chênh lệch tỷ giá, cộng thêm việc huy động các nguồn điện có giá thành cao… làm cho chi phí đầu vào của sản xuất điện dự kiến sẽ tăng thêm khoảng hơn 20.000 tỷ đồng. Đây sẽ là áp lực rất lớn lên hệ thống điện trong những năm tới.

Quan tâm đến cung - cầu

Giáo sư- Viện sỹ Trần Đình Long cho biết, từ trước tới nay, để đảm bảo cân bằng điện năng, chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến cung. Về phía cầu, chúng ta chưa quan tâm đúng mức mặc dù đã có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Để đảm bảo có sự cân bằng hợp lý, phải có sự quan tâm đầy đủ cả hai phía cung và cầu.

Theo Giáo sư Long, hiện trên thế giới sử dụng 2 chỉ số đặc trưng cho phát triển năng lượng nói chung, điện lực nói riêng bao gồm cường độ điện năng và hệ số đàn hồi điện. Nước nào có nền công nghiệp phát triển càng cao thì chỉ số này càng thấp. Nước nào quản lý nhu cầu điện năng tốt, hệ số đàn hồi thấp, trên dưới 1, còn ở Việt Nam, hệ số đàn hồi đang xấp xỉ bằng 2. Con số này cho thấy rằng ngành điện rất vất vả để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Còn chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, hiện nay, Việt Nam vẫn còn bao cấp giá điện, nên nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ cũ, tiêu hao nhiều điện năng, đặc biệt là ở lĩnh vực sản xuất thép, xi măng... Do đó, cần xóa bỏ bao cấp giá điện, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Đồng thời, cần phải tăng cường tiết kiệm điện.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, giải pháp hữu hiệu để kiểm soát nguồn cầu là đẩy mạnh việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi dây chuyền sản xuất với công nghệ cao; đồng thời đưa giá bán điện theo đúng cơ chế thị trường (đúng và đủ).

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân: Để đảm bảo cân bằng cung - cầu điện, EVN sẽ nỗ lực đảm bảo nguồn nhiên liệu; khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển các dự án điện từ năng lượng tái tạo; đồng thời triển khai các biện pháp để kiểm soát nhu cầu phụ tải, tăng cường tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)