Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 23:33

“Giải cứu” thịt lợn: Lãnh đạo Bộ Công Thương trực tiếp kiểm tra chuỗi cung ứng

Chiều ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa dẫn đầu đã làm việc với một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội về chuỗi cung ứng thịt lợn. 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa làm việc tại siêu thị Hapro

Siêu thị “vào cuộc”

Theo các siêu thị, từ thời điểm giá thịt lợn xuống thấp, các siêu thị đã đồng loạt giảm giá từ 5% - 15% mỗi đợt để hỗ trợ cho bà con nông dân. Tuy vậy, điểm khác biệt của siêu thị so với chợ truyền thống là do thịt lợn tiêu thụ trong siêu thị là thịt đảm bảo an toàn, có truy suất nguồn gốc và đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp từ trước nên việc giảm giá sẽ có độ trễ hơn so với chợ truyền thống.

Bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (chủ chuỗi siêu thị Fivimart) - cho biết, trong 2 tuần qua, hệ thống Fivimart đã giảm giá bán 3 lần trong 2 tuần, từ 13% - 30%; nhà cung cấp giảm giá 2 lần, từ 5% - 15%. Từ ngày 4/5, Fivimart sẽ tiếp tục giảm giá thêm 5%. Cả hệ thống cũng đã tăng diện tích trưng bày thịt, tăng món chế biến, làm các chương trình khuyến mãi sâu vào cuối tuần. Đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp cân đối chi phí giá thành để tiếp tục giảm giá cho thịt lợn.

This browser does not support the video element.

“Hiện nay, dù thịt lợn bán tại chợ truyền thống rất nhiều nhưng siêu thị vẫn yêu cầu nhà cung cấp phải cam kết giữ được chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thịt lợn, coi đây là đòi hỏi hàng đầu. Đồng thời yêu cầu nhà cung cấp tính toán giá đầu vào, đầu ra hợp lý để giảm giá bán, tạm thời không tính lãi trong thời điểm hiện tại và tuyệt đối không ép giá bà con nông dân. Hiện nay, các nhà phân phối cho Fivimart đã cam kết sẽ tiếp tục tìm giải pháp giảm giá thành để giảm giá thịt lợn cung cấp cho siêu thị, nhưng vẫn giữ giá mua thịt ổn định cho bà con” - bà Vũ Thị Hậu báo cáo.

Thời gian tới, Fivimart sẽ lựa chọn nhà cung cấp có chất lượng, giá cả hợp lý, đủ năng lực cung cấp cho cả hệ thống, đảm bảo tính đồng đều của hàng hóa bán ra. Bên cạnh đó, trực tiếp cùng nhà cung cấp hỗ trợ đầu ra cho người chăn nuôi bằng mọi cách. Đồng thời, cam kết tiêu thụ hàng cho người chăn nuôi để bà con không lo thiệt hại nhiều mà bỏ đàn, gây bất ổn trong thời gian sau này.

Bà Nguyễn Thị Hải Thanh – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho hay, thực hiện chương trình hỗ trợ người nông dân chăn nuôi lợn, thời gian qua, Hapro đã có văn bản gửi đến các chi nhánh nhằm tăng lượng thu mua thịt lợn. Tất cả các chi nhánh cũng đã dành diện tích trưng bày thịt lợn nhiều hơn, đồng thời cố gắng tiết giảm chi phí đầu vào để giảm giá thành. Nhờ đó, siêu thị đã giảm khoảng 15% giá thịt lợn. Đặc biệt, Hapro cũng vận động toàn bộ cán bộ công nhân viên tăng cường tiêu thụ thịt lợn để hỗ trợ bà con. Hapro sẽ tăng cường dự trữ thịt lợn trong kho lạnh để có thịt lợn cung cấp cho bà con khi thị trường ổn định, không gây áp lực quá lớn lên nguồn cung hiện nay.

Nhà cung cấp đồng hành

Dư luận đang cho rằng, việc thương lái và nhà cung cấp ép giá khi dư thừa nguồn cung là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn giảm sâu. Tuy nhiên, thông tin từ buổi làm việc cho thấy, nhiều nhà cung cấp đã đồng hành cùng siêu thị trong việc tiêu thụ cũng như cấp đông thịt lợn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho bà con.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền, hiện 60% lượng thịt lợn bà con nuôi trong dân để phục vụ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, chỉ nuôi 3 tháng là thịt và chất lượng không cao. Các sản phẩm của Minh Hiền bán cho siêu thị là thịt lợn chất lượng, nuôi 6 tháng, có thể truy suất nguồn gốc. Tuy vậy, khi giá thị trường giảm thì công ty cũng giảm giá khoảng 20% để hỗ trợ giá cho bà con.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa:

"Thời gian tới, các siêu thị cần tiếp tục kiểm soát giá thành để có dư địa giảm giá bán trên thị trường, nhưng phải song song đảm bảo chất lượng. Tiếp tục quảng bá để tăng lượng tiêu thụ, tăng cường các sản phẩm thịt lợn chế biến để đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Về lâu dài, cần hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, nắm bắt nhu cầu thị trường để tránh tình trạng giá bán bấp bênh".

Bên cạnh đó, để góp phần giải quyết lượng thịt lợn đang dư thừa trên thị trường, Công ty TNHH Minh Hiền đã, đang và sẽ hỗ trợ giết mổ, bảo quản kho lạnh cho khoảng 17.000 con lợn thịt của bà con hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội). Dự kiến, sau khoảng 40 ngày tới, khi giá bán được cải thiện, Minh Hiền sẽ tung lượng thịt này ra để giúp bà con có lãi.

“Bằng mọi giá, Minh Hiền sẽ góp phần cùng các doanh nghiệp giữ giá thu mua cho bà con để bà con không phá đàn. Bởi nếu bà con không tái đàn thì chỉ khoảng tháng 8 tới, nhà phân phối sẽ không có thịt để tiêu thụ. Đặc biệt, với vai trò là một trong những loại thực phẩm chính, nếu giá thịt lợn lên cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của nhiều mặt hàng khác” – bà Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.

Tương tự như Công ty TNHH Minh Hiền, ông Võ Việt Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội - đưa thông tin, để hỗ trợ bà con nông dân, thời gian qua, công ty vừa đảm bảo thu mua thịt lợn cho bà con với giá thấp nhất là 23.000 đồng/kg, giảm 15 - 20% giá bán thịt lợn cho các siêu thị và các đối tác của công ty. Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với các siêu thị giảm giá nhằm thịt lợn cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng tăng tiêu thụ, ủng hộ mua thịt lợn tại Hapro

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga – Giám đốc Công ty Thực phẩm Thanh Nga - nhấn mạnh thêm: "Với quan điểm đặt chất lượng lên hàng đầu, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm được kiểm soát chất lượng kỹ càng, có truy suất nguồn gốc, kể cả khi giá thịt lợn xuống sâu, công ty chúng tôi vẫn đảm bảo mua thịt lợn cho bà con với giá trên 30.000 đồng/kg khi đảm bảo chất lượng".

Đánh giá cao nỗ lực của các siêu thị và nhà cung cấp, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhận định: Các nhà cung ứng và siêu thị đã cùng liên kết để tháo gỡ khó khăn cho người nông dân như không ép giá thu mua nhưng giảm giá tại các khâu của mình để giá bán ra thị trường giảm. Nhà cung cấp tăng cường cấp đông để hỗ trợ cho người nông dân bảo quản sản phẩm; siêu thị đẩy mạnh thông tin cho người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm, động viên cán bộ công nhân viên để tiêu thụ sản phẩm… Sự chung tay này có hiệu quả lớn vì thời gian này giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đồng thời giúp bình ổn thị trường trong thời gian tới bởi nếu người dân không tái đàn, sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm.

Lan - Dũng - Quang

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm