Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 17:42

Giải pháp nào thúc đẩy thu hút đầu tư bền vững, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế?

Việc thu hút đầu tư bền vững là mục tiêu quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước Đông Nam Á.

Ngày 26/10, tại Hà Nội, Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tổ chức hoạt động tọa đàm và đối thoại của Mạng lưới doanh nghiệp OECD-Đông Nam Á, mở đầu cho chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á năm 2023. Với chủ đề thúc đẩy đầu tư bền vững, các đại biểu đã tập trung đánh giá các xu hướng, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Đông Nam Á, từ đó đưa ra các đề xuất chính sách và biện pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư bền vững giữa các nước thuộc OECD và các nước Đông Nam Á.

Tại cuộc họp, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, thu hút đầu tư bền vững là một mục tiêu quan trọng và có ảnh hưởng lớn quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á. Do đó, đây là dịp quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các doanh nghiệp OECD và Đông Nam Á cùng trao đổi, nhận diện và định hình những xu hướng, cơ hội hợp tác đầu tư bền vững, cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận với mục tiêu giảm thiểu tác động khí hậu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tọa đàm bàn tròn và đối thoại Mạng lưới Doanh nghiệp OECD-Đông Nam Á - Ảnh: BNG

Đại diện tiếng nói cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Tấn Công cho rằng, thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp với nhiều biến động chưa từng có. Sự nóng lên của Trái đất, biến đổi khí hậu đã kéo theo những tác động tiêu cực vô cùng lớn đến sự phát triển và sinh tồn của hành tinh này.

Theo ông Công, các hành động khí hậu đã trở thành định hướng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Mỗi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp đều nỗ lực hành động để hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, gia tăng tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. "Trong bối cảnh đó, thu hút đầu tư bền vững là một mục tiêu quan trọng, có ảnh hưởng lớn quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là đối với các nước Đông Nam Á" - ông Công nhấn mạnh.

Hiện nay, tăng trưởng Xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, thực hiện mục tiêu phát thải bằng "0" vào năm 2050 là định hướng ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới. Trong khi đó, với quan điểm, chuyển đổi xanh cần được thực hiện một cách cân bằng, công bằng, hài hòa, hợp lý, đặt người dân làm trọng tâm, đóng góp cho một thế giới tương lai hòa bình, bền vững, thịnh vượng.

Các ý kiến của các chuyên gia cho rằng, trọng tâm của quá trình này tại Việt Nam là hoàn thiện khung khổ pháp lý cho tăng trưởng xanh, chuyển đổi số; đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng...và điều này không chỉ phụ thuộc nỗ lực, vào trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn cần có sự ủng hộ, đồng lòng của người dân, người thụ hưởng chính thức và cuối cùng của chuỗi giá trị.

Ông Phil O’Reilly - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp OECD (BIAC) đồng thời là Đồng Chủ tịch Mạng lưới doanh nghiệp OECD – Đông Nam Á - bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ OECD – Đông Nam Á, đặc biệt là việc Diễn đàn Bộ trưởng được tổ chức hai năm liên tiếp tại Hà Nội khi Việt Nam đang cùng Australia đảm nhiệm vị trí đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác của doanh nghiệp hai bên.

Ông Phil O’Reilly tái khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp OECD cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác với khu vực Đông Nam Á, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển bền vững.

Bà Reema Bhattacharya - Trưởng phòng Nghiên cứu Rủi ro châu Á, Công ty Verisk Maplesoft, thành viên Tổ chức OECD tại Singapore cho biết: Với nhiều nỗ lực và tài chính đã đầu tư cho triển khai các chương trình hướng tới Mục tiêu Thiên niên kỷ (SDG) vẫn chưa có nhiều kết quả từ phía doanh nghiệp được ghi nhận.

Đây vừa là thách thức xong cũng là cơ hội để các quốc gia thành viên OECD tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong tương lai. Thực tế vẫn thiếu một khuôn khổ hay một cách thức để đánh giá và đo lường các mức độ rủi ro trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở mỗi một quốc gia.

"Đây là điều cần làm một cách nghiêm túc và thực chất để các nhà đầu tư có được bức tranh toàn cảnh, trước khi ra quyết định chuyển dòng vốn đầu tư một cách đúng đắn và khả thi" - Bà Reema Bhattacharya cho hay.

ASEAN BAC và BIAC đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác - Ảnh: BNG

Qua hai phiên tọa đàm và đối thoại, các diễn giả, đại diện chính phủ, doanh nghiệp OECD và Đông Nam Á nhất trí khuyến nghị các biện pháp nhằm để biến tiềm năng thành cơ hội, thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai bên như: Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển xanh, đào tạo kỹ năng và tạo cơ hội việc làm trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường; Xây dựng chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...; Tập trung phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất để thu hút các nguồn lực cho phát triển bền vững.

Tại sự kiện này, ASEAN BAC và BIAC đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm tạo khuôn khổ cho tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lưới doanh nghiệp OECD – Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?