Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 18:26

Giải thưởng quốc tế- lợi thế lớn để du lịch Việt Nam bứt phá hậu Covid-19

Du lịch Việt Nam đã chứng kiến một bước nhảy vọt ngoạn mục trong hơn một thập kỷ qua, từ một điểm đến vô danh, trở thành thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng toàn cầu với hàng loạt danh xưng, giải thưởng quốc tế danh giá. Vị thế thăng hạng này sẽ đem đến những lợi thế nào cho du lịch Việt Nam, đặc biệt là ở giai đoạn hậu Covid-19?

Vị thế thăng hạng – “đòn bẩy” cho du lịch tăng tốc

Năm 2014, lần đầu tiên một khu nghỉ dưỡng của Việt Nam - InterContinental Danang Sun Peninsula Resort giành chiến thắng với danh hiệu “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới” tại Oscar của ngành du lịch toàn cầu- Giải thưởng World Travel Awards- WTA. Sự kiện này khiến thế giới kinh ngạc, bởi thời điểm đó, du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ thế giới.

Và cũng không ai ngờ rằng khu nghỉ dưỡng trên bán đảo Sơn Trà của Sun Group – một tập đoàn tư nhân của Việt Nam - còn giữ ngôi vương với giải thưởng danh giá này suốt 3 năm sau đó. Kỷ lục này, theo ông Graham Cooke, Chủ tịch WTA - là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử WTA.

InterContinental Danang Sun Peninsula Resort (Đà Nẵng)

Không chỉ được vinh danh bởi WTA, với vẻ đẹp tuyệt mỹ, kiến trúc độc đáo và dịch vụ chuyên nghiệp đến mức hoàn hảo, “đứa con” của “ông hoàng resort” Bill Bensley tại Việt Nam sau đó còn đạt được hàng trăm giải thưởng uy tín do các tổ chức quốc tế trao tặng.

Tuy nhiên, kỷ lục mà InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đạt được, không đơn thuần chỉ là những giải thưởng danh giá.

Năm 2015 – chỉ một năm sau khi InterContinental Danang Sun Peninsula Resort được vinh danh, tổng lượng khách đến Đà Nẵng đạt 4,6 triệu lượt, tăng 20,5% so với năm 2014. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 1,2 triệu lượt, tăng 34,1% so với năm 2014, đạt 110,3% kế hoạch. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 12.700 tỉ đồng, tăng 28,7% so với năm 2014. Nhìn vào tỷ lệ khách quốc tế tới Đà Nẵng, dễ thấy rõ sức hút của thành phố bên sông Hàn với thế giới. Có nhiều yếu tố hấp dẫn du khách quốc tế đến Đà Nẵng, tuy nhiên không thể phủ nhận công trình đầu tiên của Việt Nam được WTA vinh danh Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới đã đưa tên tuổi của Đà Nẵng, của Việt Nam lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Đáng nói hơn, “bảng thành tích” danh giá của InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã khiến thế giới phải nhìn Việt Nam bằng con mắt khác, khi resort này được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh của Lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC diễn ra vào tháng 11/2017. Những chính trị gia nổi tiếng như tổng thống Nga Putin, tổng thống Mỹ Donald Trump… đều hội tụ tại đây và bày tỏ sự thán phục, choáng ngợp trước vẻ đẹp hoàn mỹ của nơi này.

Cũng được xem là một trong những biểu tượng của du lịch Đà Nẵng và du lịch Việt Nam, Cầu Vàng một công trình dường như được sinh ra để gây choáng ngợp thế giới. Ngay sau khi ra đời, công trình này đã nhận được hàng trăm danh hiệu, giải thưởng ấn tượng từ các kênh thông tấn uy tín và các tổ chức quốc tế thế giới. Cây cầu thậm chí đã trở thành hiện tượng truyền thông trên thế giới và tạo nên cơn sốt du lịch Đà Nẵng.

Cầu Vàng (KDL Sun World Ba Na Hills)

Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng đã đón 4 triệu lượt khách, gần bằng lượng khách cả năm 2015. Vào tháng 7 năm 2018, cứ 3 du khách quốc tế đăng ký tour thì sẽ có 2 khách yêu cầu check-in Cầu Vàng.

Hiệu ứng mà Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort và Cầu Vàng tạo nên là những minh chứng rõ nét cho thấy những danh hiệu, giải thưởng uy tín và sự độc đáo của các công trình du lịch đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sự nâng hạng và bứt tốc của ngành công nghiệp không khói.

Liên tục thăng hạng, cơ hội nào cho du lịch Việt hậu Covid-19?

Từ năm 2020 đến nay, du lịch toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng do đại dịch Covid- 19, du lịch Việt Nam cũng rơi vào thảm cảnh chưa từng có. Thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2020 ước tính đã lên tới 23 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế chỉ đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm tới 97,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước. 95% doanh nghiệp du lịch đã phải tạm dừng hoạt động hoặc chuyển đổi sang lĩnh vực khác.

Phú Quốc

Tuy nhiên, bất chấp bức tranh ảm đạm của ngành du lịch toàn cầu, Việt Nam vẫn được xem là điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới. Hàng loạt các điểm đến, công trình của Việt liên tục được thế giới tôn vinh, trong các giải thưởng hay bình chọn về du lịch. Năm 2020, ngoài việc lần thứ 2 đạt giải thưởng WTA ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”, Việt Nam còn bội thu giải thưởng WTA khu vực châu Á và thế giới dành cho những thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đầu là các điểm đến và dự án của các Tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup…. Bước sang năm 2021, lần đầu tiên một công trình của Việt Nam - Cầu Vàng (thuộc Sun World Ba Na Hills của Sun Group) đã dẫn đầu danh sách Kỳ quan mới của thế giới theo bình chọn của tờ Daily Mail (Anh).

Mới đây nhất, 3 thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam là Phú Quốc, Hà Nội và TP.HCM đã lọt vào Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2021 của tờ Time (Mỹ). Danh sách này được chọn theo tiêu chí các thành phố du lịch đẹp, có khả năng phục hồi và đáp ứng tốt giữa Covid-19.

Đến thời điểm này, khi đại dịch Covid-19 đã tấn công đợt thứ 4 thì ngành du lịch vốn đã bị tổn thương nặng nề vẫn chưa thể xác định được thời điểm phục hồi. Kế hoạch thí điểm “Hộ chiếu vaccine” mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc từ tháng 10/2021 cũng đang đứng trước những áp lực vô cùng nặng nề bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, du lịch dễ bị tổn thương khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai…, nhưng cũng là ngành phục hồi nhanh nhất, bởi dịch chuyển và khám phá đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Nhìn vào sự hồi phục và sức tăng trưởng thần kỳ của du lịch sau mỗi đợt dịch được kiểm soát tốt, chúng ta có thể tin rằng ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sẽ sớm phục hồi ngay khi đại dịch được đẩy lùi.

Và khi đó, vị thế thăng hạng của Việt Nam cùng “bảng thành tích” đáng ghen tỵ về giải thưởng và danh hiệu cao quý của các điểm đến trong nước chắc chắn sẽ là “cú hích” ấn tượng cho du lịch Việt Nam hồi sinh và bứt tốc./.

PV

Tin cùng chuyên mục

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang