Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 05:36

Gian hàng Việt trực tuyến: Kênh phân phối hiện đại kích cầu tiêu dùng

Gian hàng Việt trực tuyến giúp doanh nghiệp đa dạng hóa kênh bán hàng, giảm chi phí, trong khi người tiêu dùng được mua hàng giá tốt hơn nhờ giảm bớt các khâu trung gian.

Ngày 16/4, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị: “Gian hàng Việt trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp phân phối sản phẩm trên sàn thương mại điện tử”.

Hội nghị nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất Việt Nam mở rộng kênh phân phối, phát triển hệ thống phân phối bằng các giải pháp chuyển đổi số, liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng hình thức thương mại điện tử và công nghệ số thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến".

Ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị

Kết nối các nhà sản xuất Việt với sàn thương mại điện tử

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng trực tuyến đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu của tương lai, gian hàng Việt trực tuyến có thể xem là một biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt phục hồi sản xuất và tiếp cận thị trường qua phương thức phân phối hiện đại.

“Gian hàng Việt trực tuyến” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chủ trì, hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất Việt để thúc đẩy phân phối tại thị trường nội địa thông qua thương mại điện tử.

Bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam khi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA có hiệu lực, không ít thách thức đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất Việt phải cùng nhau nỗ lực củng cố vị thế của mình và phát triển bền vững hơn nữa tại thị trường trong nước. “Hiện chúng tôi mới ký liên kết với 1 số sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, thời gian tới sẽ mở rộng để các sàn thương mại lớn đều có gian hàng Việt và cũng sẽ thúc đẩy mở gian hàng Việt tại các sàn thương mại điện tử nước ngoài”, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Mai Anh- Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội (HPA) cho biết, là đơn vị nòng cốt trong các hoạt động xúc tiến thương mại, thời gian qua, HPA đã đồng hành nhiều chương trình với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

HPA cũng đã phối hợp cùng JICA thực hiện trang Nông sản an toàn để đưa thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng cũng như tổ chức tốt các chương trình Đặc sản vùng miền. Nhờ đó nhiều sản phẩm tốt, đặc sản các tỉnh, thành đã được đưa vào tiêu thụ tại các kênh phân phối hiện đại, với mục tiêu đưa càng nhiều hàng đến người tiêu dùng, đặc biệt đưa lên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Sendo...

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội (HPA) phát biểu tại hội nghị

Phó giám đốc HPA cho rằng, “Gian hàng Việt trực tuyến” hứa hẹn sẽ là nơi chắp cánh cho thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên số, là cánh cửa rộng mở cho các doanh nghiệp sản xuất Việt uy tín đa dạng hoá kênh phân phối, vươn lên mạnh mẽ trước biến động khó lường của đại dịch Covid-19.

Minh bạch nguồn gốc và chất lượng sản phẩm

Còn theo ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chương trình Gian hàng Việt hy vọng là siêu thị điện tử cho hàng Việt Nam để sản phẩm Việt phân phối đi khắp cả nước. “Quan trọng hơn là giải quyết triệt để vấn đề hàng nhái, hàng kém chất lượng. Vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi nhà sản xuất; hồ sơ doanh nghiệp do Bộ Công Thương kiểm tra, đánh giá”- ông Bùi Huy Hoàng bày tỏ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt, thương hiệu Việt tham gia phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến” còn được truyền thông quảng bá, được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt từ các sàn thương mại điện tử, được hỗ trợ chi phí chuyển phát, và hỗ trợ tài chính từ các đối tác của Chương trình.

Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin thêm, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của hàng Việt nói chung và hàng Việt được phân phối trên các sàn thương mại điện tử nói riêng là chủ đề nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Cùng với sự phối hợp của Quỹ Châu Á và Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã kết nối 12 doanh nghiệp đã và đang được thực hiện truy xuất hàng hóa trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong khuôn khổ dự án truy xuất nguồn gốc hàng hóa và phát triển thị trường do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ, với các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam trên “Gian hàng Việt trực tuyến” góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng kênh phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến.

Việc ứng dụng công nghệ blockchain vào chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp trong dự án giúp doanh nghiệp tạo niềm tin với người tiêu dùng về tính minh bạch của nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo nền tảng vững chắc hơn cho doanh nghiệp khi tham gia phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Chia sẻ thêm về chương trình, ông Nguyễn Quang Thuật - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sen Đỏ, đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Sendo.vn - cho biết: Sendo là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam với khoảng 1 tỷ lượt truy cập trong năm 2020 đang định hướng trở thành một Chợ của người Việt, phân phối sản phẩm Việt và hướng tới đông đảo người tiêu dùng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Chương trình Gian hàng Việt trực tuyến trên Sendo được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm mua sắm uy tín cho người tiêu dùng hàng hoá Việt khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dưới góc độ doanh nghiệp bà Nguyễn Thị Nga - Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) bày tỏ: hợp tác xã có hai sản phẩm tiêu và cà phê được lựa chọn, phân phối trên “Gian hàng Việt trực tuyến”. Trước đây, chưa có mô hình này, các sản phẩm của hợp tác xã chỉ được phân phối theo phương thức truyền thống: đưa đến các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị nhỏ, các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh và trên toàn quốc. Cũng có một số sản phẩm xuất khẩu sang Pháp và thị trường châu Âu.

Gian hàng Việt trực tuyến sẽ là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của doanh nghiệp sản xuất trong nước

Sau khi tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến”, Bộ Công Thương cùng các sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ Hợp tác xã rất nhiều. "Gian hàng Việt trực tuyến" mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho Hợp tác xã, không chỉ riêng cho hồ tiêu, cà phê mà cả nhiều mặt hàng nông sản khác"- bà Nguyễn Thị Nga nêu cụ thể.

Trong thời gian tới, Chương trình Kết nối thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt mở rộng kênh phân phối hàng hoá trên môi trường trực tuyến, kết nối với người tiêu dùng thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử sẽ được Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội tiếp tục phối hợp tổ chức, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp các tỉnh thành phố trên cả nước nói chung.

Doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành việc ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”

Tại Hội nghị, gần 20 doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành việc ký kết thỏa thuận triển khai phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Thay mặt đơn vị tổ chức, Lãnh đạo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội đã trao các thỏa thuận triển khai cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các doanh nghiệp đã được phổ biến về thương mại điện tử, hướng dẫn, tư vấn về các thức kinh doanh thương mại điện tử, phân phối hàng hóa hiệu quả trên sàn thương mại điện tử, tư vấn về giải pháp truy xuất nguồn gốc, các gói hỗ trợ tài chính và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp có thời gian trao đổi, tìm hiểu sâu hơn từ đại diện của các Đơn vị triển khai và các đối tác hợp tác của Chương trình về “Gian hàng Việt trực tuyến” và hình thức kinh doanh hiện đại trong bối cảnh mới.
Lan Anh- Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?