Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 09:29

Gỡ “nút thắt” về thuế

Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 1/1/2015, được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Theo Nghị định 57/2021/NĐ-CP (Nghị định 57) bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP) của Chính phủ, doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 1/1/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm CNHT theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm CNHT, được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.

Công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển và ưu đãi đầu tư

Bà Vũ Thu Ngà - Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, đơn vị đồng hành và tham mưu cho quá trình ban hành Nghị định 57 - cho biết: Nghị định 57 là tín hiệu tích cực góp phần quan trọng cởi bỏ “nút thắt” vướng mắc chính sách ưu đãi thuế TNDN mà các doanh nghiệp đã kiến nghị từ nhiều năm nay, kể từ khi Luật số 71/2014/QH13 được ban hành. Đối tượng được hưởng lợi từ Nghị định là các doanh nghiệp có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm CNHT trước năm 2015, đã được cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm CNHT. Doanh nghiệp thuộc các trường hợp này sẽ được áp dụng mức ưu đãi thuế cao nhất, đối với thu nhập phát sinh từ dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho thời gian còn lại, kể từ kỳ tính thuế được cấp Giấy xác nhận ưu đãi CNHT.

Sau khi áp dụng các quy định chuyển tiếp ưu đãi tại Nghị định này, nếu doanh nghiệp có số thuế TNDN nộp thừa đã kê khai hoặc qua thanh tra, kiểm tra thuế, doanh nghiệp có quyền đề nghị cơ quan thuế thực hiện bù trừ với nghĩa vụ thuế còn nợ, nghĩa vụ thuế phát sinh của kỳ tính thuế tiếp theo. “Đặc biệt, theo Nghị định này, Chính phủ cho phép doanh nghiệp được áp dụng hồi tố các ưu đãi thuế được hưởng và trong trường hợp có phát sinh nộp thừa, mặc dù đã được cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra vẫn được phép bù trừ với nghĩa vụ thuế trong tương lai” - bà Vũ Thu Ngà chia sẻ.

Cũng theo bà Ngà, sự ra đời của Nghị định 57 tại thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất lớn, giúp doanh nghiệp CNHT có thêm nguồn lực tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vốn đã rất khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Nghị định 57 có thể xem là “liều vắc-xin tinh thần” cần thiết để giải tỏa tâm lý, củng cố niềm tin, giúp doanh nghiệp yên tâm tập trung sản xuất, kinh doanh, hạn chế sự đứt gãy của chuỗi sản xuất, cung ứng. “Những sửa đổi chính sách kịp thời như Nghị định 57 không chỉ giúp doanh nghiệp CNHT, mà cả cộng đồng doanh nghiệp, thêm vững tin vào việc Chính phủ đang thực hiện cam kết đổi mới, tạo sự chuyển biến hiệu quả thông qua việc tập trung tháo gỡ vướng mắc hướng đến xây dựng môi trường thuận lợi hơn để phát triển” - Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam nhận định.

Có thể thấy, Nghị định 57 được ban hành đã thể hiện rất rõ tinh thần lắng nghe, tích cực ghi nhận kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội và cơ quan ngoại giao của Chính phủ và các bộ, ngành. Từ đó, đã vào cuộc rất khẩn trương, quyết liệt để đưa ra các phương án sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ triệt để vướng mắc của doanh nghiệp CNHT.

Bà VŨ THU NGÀ - Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam: Chính phủ và các bộ, ngành cần tuyên truyền, hướng dẫn những nội dung của nghị định để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan thuế địa phương trong quá trình thực thi quy định của nghị định.
Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu