Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 03:49

Hà Giang: Lên phương án tiêu thụ cam niên vụ 2023 – 2024

Cam sành và cam vàng là 2 loài cây ăn quả chủ lực của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang, được trồng tập trung tại Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.

Cam sành bước vào giai đoạn chín và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch của năm sau. Thời vụ chín và thu hoạch cam vàng kéo dài và được phân làm 3 nhóm: Nhóm chín sớm (gồm các giống CS1, CT36) có thời gian chín và thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11; nhóm chín trung bình (gồm các giống cam Vinh, cam Cao Phong, Xã Đoài), thời gian chín và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2 dương lịch của năm sau; nhóm chín muộn, gồm giống cam V2, có thời gian chín và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch của năm sau.

Cam sành Hà Giang bước vào giai đoạn chín

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, tổng diện tích cam niên vụ 2023 – 2024 của tỉnh là 5.881ha, diện tích cho thu hoạch đạt khoảng 5.375 ha và sản lượng ước đạt 54.400 tấn. Trong đó, diện tích cam sành là 3.522ha, diện tích cho thu hoạch 3.361ha và sản lượng ước đạt 34.740 tấn. Diện tích cam vàng đạt 1.960ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch 1.747ha và sản lượng ước đạt 19.750 tấn.

Mặc dù hiện nay mới có giống cam vàng chín sớm bước vào thu hoạch nhưng lượng sản phẩm lớn, dự báo sức mua của thị trường sẽ giảm và các phương tiện vận chuyển cam về các tỉnh dưới xuôi tiêu thụ sẽ gặp không ít khó khăn… Để chủ động tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2023 - 2024, ngày 14/9, tại trụ sở UBND huyện Bắc Quang, Sở Công Thương Hà Giang đã phối hợp với các ban ngành liên quan và UBND của 3 huyện trồng cam tổ chức hội nghị nhằm đánh giá tình hình sản xuất và xúc tiến các giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2023 – 2024.

Cam vàng Hà Giang bước vào giai đoạn chín và thu hoạch

Hội nghị cũng nêu ra nhiều giải pháp nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam. Trong đó, ứng dụng thương mại điện tử và số hóa các hộ sản xuất và kinh doanh là hướng chủ đạo cho giải pháp tiêu thụ sản lượng cam niên vụ 2023 - 2024. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho quá trình tiêu thụ sản phẩm cam; phối hợp với các đơn vị quản lý và giao dịch sàn thương mại diện tử để triển khai đưa sản phẩm cam sành và cam vàng lên sàn giao dịch điện tử và bán hàng trực tuyến.

Nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2023 – 2024 và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, Sở Công Thương đã phối hợp với Viettel Hà Giang và UBND huyện Bắc Quang tổ chức lớp tập huấn “Vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử”. Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, việc ứng dụng thương mại điện tử và các mạng viễn thông, intenet, điện thoại thông minh, máy tính… sẽ giúp người mua và người bán không cần trực tiếp phải gặp nhau mà vẫn có thể giao dịch, cung cấp dịch vụ của cả hai bên.

Trong những năm qua, việc đẩy mạnh sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao nhận thức của người trồng cam Hà Giang trong quá trình chăm sóc để tạo ra sản phẩm an toàn. Bên cạnh đó, sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi quan trọng góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cam của tỉnh.

Để thực hiện triển khai sản xuất cam sành và cam vàng theo tiêu chuẩn VietGAP, ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, cắt cành, tạo tán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “nguyên tắc 4 đúng”; nhất là không được sử dụng các loại thuốc trừ cỏ trên các vườn cam…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Giang cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, khi bước vào vụ thu hoạch cam, sẽ thành lập các tổ công tác liên ngành nhằm giám sát quá trình thu hái, vận chuyển và test nhanh các chỉ tiêu sinh hóa để đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm ngay tại vườn và các lô sản phẩm trước khi đưa vào siêu thị nhằm đảm bảo cho các lô cam của Hà Giang đạt các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Theo ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cần lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để bảo vệ, đánh giá và phát triển thương hiệu của cam Hà Giang. Nhằm xúc tiến tiêu thụ cam niên vụ 2023 – 2024, các sở, ngành và địa phương cần phải vào cuộc một cách quyết liệt, chung tay cùng người dân tiêu thụ sản phẩm cam, các ngành chức năng cần đẩy mạnh nghiên cứu, mở rộng các kênh tiêu thụ bao gồm các thị trường truyền thống và các sàn giao dịch điện tử. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Hà Giang trên nền tảng truyền thông số. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường phối hợp với các huyện trồng cam theo dõi, hướng dẫn, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, sử dụng chỉ dẫn địa lý gắn với dán tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm cam.

Phạm Văn Phú​​​​​​​
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc