Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 19:33

Hà Giang: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khuyến công

Trên cơ sở danh mục đề án do UBND các huyện, thành phố đăng ký thực hiện trong năm 2019, ngay từ đầu năm Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Giang đã tổ chức thẩm tra năng lực thực hiện của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trước khi hoàn thiện các đề án nhằm bảo đảm hiệu quả tốt nhất cho nguồn vốn khuyến công.

Sau khi đi kiểm tra thực tế, trung tâm đã lựa chọn được 16 đề án đáp ứng các tiêu chí của chương trình khuyến công, từ đó tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở CNNT xây dựng đề án chi tiết, hoàn thiện thủ tục để đề nghị Sở Công Thương thẩm định và đưa vào kế hoạch hỗ trợ kinh phí khuyến công năm 2019.

Hỗ trợ máy móc, thiết bị cho cơ sở công nghiệp nông thôn

Theo đại diện Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Giang, công tác thẩm tra năng lực thực hiện đề án của các cơ sở CNNT là cần thiết, qua đó giúp trung tâm đánh giá sát năng lực của đơn vị thụ hưởng, loại bỏ những đề án không có tính khả thi cao hoặc chưa đảm bảo cơ sở pháp lý... kịp thời tư vấn, hướng dẫn cho các cơ sở CNNT điều chỉnh, bổ sung nội dung đăng ký và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Từ đó, xây dựng được các đề án có tính khả thi cao, đồng thời phát huy tốt nhất hiệu quả của nguồn vốn khuyến công.

Được biết, công tác khảo sát nhu cầu, thẩm định năng lực của các cơ sở CNNT được thực hiện nghiêm ngặt kết hợp với sự linh hoạt trong triển khai các đề án đã giúp khuyến công Hà Giang đạt được kết quả tốt trong năm vừa qua. Trong năm 2018, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả 22 nội dung hỗ trợ và 2 hoạt động phục vụ công tác khuyến công với tổng kinh phí 1,919 tỷ đồng. Trong đó nguồn khuyến công quốc gia hỗ trợ 3 đề án với kinh phí 700 triệu đồng; khuyến công địa phương hỗ trợ 12 đề án với kinh phí 1,12 tỷ đồng. Ngoài điểm nhấn là các đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, trong năm 2018, trung tâm cũng đã ưu tiên dành nguồn lực cho triển khai các đề án phát triển sản phẩm CNNT.

Cụ thể, trung tâm đã hỗ trợ xây dựng đăng ký thương hiệu cho sản phẩm rượu ngô, thịt hun khói chất lượng cao và chè Cụ Thành trên địa bàn các huyện Mèo Vạc, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang; hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì cho 4 sản phẩm rượu ngô, mật ong bạc hà, chè Cụ Thành, tinh bột nghệ Cát Thành trên địa bàn các huyện Bắc Mê, Mèo Vạc và thành phố Hà Giang. Theo ghi nhận từ các đối tượng thụ hưởng, các đề án được hỗ trợ đã đi vào hoạt động ổn định, giúp nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất, cung ứng ra thị trường những sản phẩm tốt được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, cũng theo đại diện Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Giang, do các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh phần lớn có quy mô nhỏ, còn nặng sản xuất theo phương pháp cũ, chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất… đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm mới, công nghệ mới và tiến độ thực hiện đề án. Việc đăng ký thương hiệu, cải tiến chất lượng sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp và quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức cũng đã phần nào tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các cơ sở...

Bên cạnh đó, đa phần các huyện, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về khuyến công nên việc tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở CNNT về thủ tục, hồ sơ đăng ký đề án khuyến công còn chưa đúng, chưa đủ và chưa đảm bảo thời gian đăng ký theo quy định. Thậm chí, một số đề án khuyến công do các huyện, thành phố đăng ký chỉ có tên đề án, chưa có đề án chi tiết và báo giá máy móc, thiết bị kèm theo; một số đơn vị còn chưa định hình được nhu cầu hỗ trợ hay nội dung công việc cần thực hiện... Do vậy việc xây dựng được những đề án lớn, có tính lan tỏa cao khá khó khăn. Đây cũng là điểm yếu mà khuyến công Hà Giang cần tìm những giải pháp thiết thực khắc phục trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Năm 2018, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Giang đã triển khai 14 hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất giúp các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh nâng cao đáng kể năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024