Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:53

Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực

Nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn Hà Nội được triển khai, đem lại kết quả tích cực.

Mặt bằng - khâu đột phá thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp chủ lực

Hiện nay, nhu cầu về mặt bằng để mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực nói riêng và doanh nghiệp công nghiệp nói chung đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, trong khi chủ đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng đang tìm kiếm thu hút các nhà đầu tư.

Ông Ngô Quốc Ca - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Tại “Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực và doanh nghiệp công nghiệp với chủ đầu tư các cụm công nghiệp” do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực thành phố Hà Nội (HAMI) tổ chức chiều ngày 20/10/2023, ông Ngô Quốc Ca - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Qua hơn 3 năm thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố đã có bước phát triển vượt bậc, có vai trò đặc biệt quan trọng là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp lực, yêu cầu phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo dựng mặt bằng cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh được Thành phố đặc biệt coi trọng và xác định là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.

Giai đoạn 2018 đến nay, Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập, mở rộng 43 cụm công nghiệp, tổng diện tích 742ha; đã thực hiện khởi công, động thổ xây dựng hạ tầng kỹ thuật 19 cụm công nghiệp (trong đó 07 cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút, tiếp nhận đầu tư trong uý IV/2023); 24 cụm công nghiệp đang tiếp tục thực hiện khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đảm bào hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ trong năm 2024 - ông Ngô Quốc Ca cho hay.

“Hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực và doanh nghiệp công nghiệp với chủ đầu tư các cụm công nghiệp” là điểm mới quan trọng, là cơ hội để các chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước kết nối, chia sẻ mối quan tâm chung về tiềm năng và nhu cầu thuê đất tại các cụm công nghiệp để đầu tư sản xuất kinh doanh. Những hoạt động như thế này cũng góp phần tìm ra giải pháp và đề xuất chính sách để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chủ lực và các ngành sản xuất công nghiệp của thành phố và cả nước.

Thông qua Hội nghị, các chủ đầu tư cụm công nghiệp, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực sẽ được tiếp cận về dự án xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp, làm cơ sở nghiên cứu để hoạch định, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển, đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp xanh, phát triển sản phẩm ngành công nghiệp chủ lực, tạo động lực thúc đẩy trong phát triển vùng kinh tế Thủ đô - ông Ngô Quốc Ca nhấn mạnh.

Tạo mạng lưới kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực và cụm công nghiệp

Đại diện Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI) cho biết, trong Kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội có đưa ra nội dung: tập trung triển khai, đôn đốc tiến độ thành lập xây dựng mới và hoàn thiện đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố để phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các gian hàng tham gia Hội chợ công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023 từ 19-21/10/2023.

Thực hiện Kế hoạch, Hà Nội đã tổ chức khởi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật 3 cụm công nghiệp (CCN): CCN Ninh Sở giai đoạn 2, CCN Phú Yên, huyện Phú Xuyên; CCN Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, nâng tổng số CCN đã được khởi công lên 13/43 CCN được thành lập trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, 13 CNN gồm: CCN làng nghề Đại Thắng, CCN làng nghề Phú Túc, CCN Phú Yên, CCN Dị Nậu, CCN Thắng Lợi, CCN Tiền Phong - giai đoạn 2, CCN Ninh Sở - giai đoạn 2, CCN Đan Phượng - giai đoạn 2, CCN Võng Xuyên, CCN Thanh Đa, CCN Đông La, CCN Cầu Bầu - giai đoạn 2, CCN Phương Trung.

Qua thực tế, tiến độ khởi công, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN còn chậm, nguyên nhân chủ yếu do còn bất cập trong các văn bản pháp lý. Việc giao đất, cho thuê đất làm cơ sở cho thực hiện các thủ tục về đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng mất nhiều thời gian…

Năm 2023, Hà Nội tập trung chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các CCN đang hoạt động trên địa bàn, gồm giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, tường rào bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của CCN trong hàng rào các CCN.

Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục, phấn đấu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 10 - 20 CCN; quyết định thành lập, mở rộng 5 - 10 CCN. Bảo đảm 100% CCN xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. 100% CCN, CCN làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Để nâng cao việc kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực và doanh nghiệp công nghiệp với chủ đầu tư của các cụm công nghiệp, đại diện Hội HAMI đề xuất, tiếp tục đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin và tạo mạng lưới giao tiếp giữa doanh nghiệp sản xuất và cụm công nghiệp. Qua đó, thu hút sự quan tâm của chủ đầu tư và các doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô và đất nước.

Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác đầu tư bằng cách xây dựng các chương trình và dự án chung giữa các doanh nghiệp sản xuất và cụm công nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư dài hạn về sản xuất sản phẩm, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; cũng như tạo điều kiện thúc đẩy các giá trị đầu tư thông qua việc gia tăng liên kết, hợp tác đầu tư với mạng lưới cung cấp trong nước.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp chủ lực

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy