Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội ngập trong rác thải: Chuyên gia "hiến kế" để dân bớt khổ, chính quyền bớt đau đầu

Trước tình hình Hà Nội ngập trong rác thải, nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến nhằm góp phần giữ gìn cho thủ đô xanh, sạch đẹp
Quảng Bình: Bãi tắm Đá Nhảy tràn ngập rác thải

Đây là lần thứ 15 trong 2 năm qua, nội thành Hà Nội ngập trong rác thải sinh hoạt do không thể thu gom để đưa đi xử lý. Nguyên nhân là bãi chôn lấp rác Nam Sơn đã quá tải, dẫn đến hàng nghìn tấn rác ùn ứ ở các quận nội thành.

Những lần trước là do người dân gần khu vực bãi rác Nam Sơn chặn không cho xe rác vào bãi chôn lấp, phản đối tình trạng ô nhiễm. Còn lần này ngay cả khi người dân không chặn xe chở rác, thì rác thải sinh hoạt cũng không thể được thu gom để đưa ra khỏi thành phố.

Theo cơ quan quản lý địa phương, nguyên nhân dẫn đến rác thải bị ùn ứ, chưa thể vận chuyển hết do dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, trên địa bàn huyện Sóc Sơn) chậm tiến độ, chưa đốt rác theo kế hoạch, trong khi đó bãi chôn lấp rác thải đã quá tải.

Hà Nội ngập trong rác thải Chuyên gia hiến kế
Hà Nội ùn ứ rác thải gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Ảnh Internet

Vậy làm thế nào để Hà Nội giải quyết dứt điểm vấn đề trên để về lâu dài sẽ không còn tiếp lần thứ 16 hay 17 hoặc n lần rác thải sinh hoạt ngập tràn các con phố ở Hà Nội.

Hiến kế cho Hà Nội, TS Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam cho rằng, để xử lý rác thành công thì các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện 3 nhiệm vụ chính.

Trước hết về công tác quy hoạch nhà máy rác, điểm tập kết rác thải phải tối ưu, khoa học. Riêng đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nên quy hoạch từ 3-4 nhà máy rác đủ lớn xung quanh thành phố, giảm chi phí vận chuyển, phòng ngừa sự cố và an toàn trong mọi tình huống.

Bên cạnh đó là về vấn đề lựa chọn công nghệ và lựa chọn nhà đầu tư cần có đủ tâm và tầm. Nhà đầu tư đó phải có công nghệ “trong tay” thì mới làm được. Nếu giao cho các nhà đầu tư “ngang tay” không có kinh nghiệm lại không có cả “giờ bay”, không có công nghệ trong tay thì rất rủi ro. Không xử lý được rác thì dân khổ, quan chức đau đầu, nhà đầu tư cũng khổ vì thất bại.

“Cuối cùng là công tác quản lý sau đầu tư, cơ quan chức năng phải kiểm soát tốt và thanh toán sòng phẳng cho nhà đầu tư, không nên để nhà đầu tư lạm dụng, làm ẩu”, TS. Nguyễn Đình Trọng chia sẻ.

Ngày 13/2/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025” với mục tiêu tổng quát đến năm 2025 ngành công nghiệp môi trường trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường trong nước… trong đó mục tiêu cụ thể là nhằm: Phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng của thế giới; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ.

Tuy nhiên theo mục tiêu trên thì hiện nay phát triển các công nghệ xử lý rác thải trong nước còn rất hạn chế, các địa phương vẫn đang loay hoay để tìm giải pháp cho vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo TS. Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng: Chúng ta không thể giải quyết vấn đề cũ theo cách tiếp cận cũ không còn phù hợp với tinh thần mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Từ 2021 sau nhiều lần “lỗi hẹn” Nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Thiên Ý vẫn chưa thể đi vào hoạt động chính thức. Một năm đôi ba lần Hà Nội lại gặp vấn đề rác thải với các nguyên nhân khác nhau, vậy câu hỏi được đặt ra là giả sử khi Nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Thiên Ý đi vào hoạt động thì vấn đề rác thải của Hà Nội đã giải quyết được căn cơ chưa hay còn vấn đề gì nữa. Ví dụ có cần phải xem lại qui định đấu thầu đơn vị thu gom vận chuyển đã hợp lý chưa? có phù hợp không ? làm thế nào để tránh những hệ lụy như nhiều công trình đầu tư công về cơ sở hạ tầng đô thị mà Hà Nội đã gặp phải.

Quay lại vấn đề rác thải sinh hoạt của Hà Nội mấy ngày nay bị ùn ứ, TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, các cấp chính quyền phải thay đổi cách tiếp cận, quản lý. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã chính thức có hiệu lực, cách tiếp cận của chúng ta phải nhìn nhận trách nhiệm của các bên theo hướng kinh tế tuần hoàn. Việc Hà Nội ngập rác không chỉ lần đầu, rõ ràng các cơ quan quản lý của Hà Nội biết rất rõ, và biết bãi rác Nam Sơn đã quá tải như thế nào? Vậy tại sao chúng ta không có những giải pháp ứng phó triệt để? Không có ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này vì chẳng có lãnh đạo nào bị khiển trách hay kỷ luật, khi người dân kêu thì chúng ta vội hứa và cam kết để “xoa dịu” dân”.

“Cách giải quyết như vậy khiến chúng ta mất đi rất nhiều thứ: hình ảnh của Hà Nội, ô nhiễm môi trường, người dân bức xúc, công nhân rác vất vả và quan trọng hơn cả là xói mòn niềm tin của nhân dân, vì lãnh đạo cứ “hứa” và sự việc lại tiếp tục tái diễn”, ông Tùng cho biết.

Biên pháp trước mắt, theo ông Tùng là phải xử lý triệt để không để tái diễn tình trạng rác ùn ứ. Biện pháp lâu dài bên cạnh đẩy nhanh tiến độ Nhà máy điện rác Sóc Sơn và các cơ quan quản lý cũng phải đưa ra một số kịch bản ứng phó nếu như trong quá trình vận hành nhà máy gặp trục trặc thì số lượng rác sẽ xử lý tiếp theo như thế nào? Không nên trông chờ khi nhà máy đi vào hoạt động thì mọi vấn đề về rác thải sinh hoạt tại Hà Nội đã được xử lý.

“Tiếp theo Hà Nội cần có những biện pháp tổng thể để sớm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo hướng kinh tế tuần hoàn, để làm được như vậy chúng ta phải có cơ chế chính sách cụ thể về phí môi trường, cơ chế kiểm soát các bên liên quan, chế tài đi kèm, danh mục hướng dẫn cụ thể loại rác nào tái chế được và người dân phải phân loại rác ra sao… phải có những chính sách rất cụ thể để tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia thu gom, xử lý, tái chế… đi kèm với đó là công tác quy hoạch. Hà Nội phải trở thành mô hình điểm để các địa phương khác học hỏi thay vì những hình ảnh chưa đẹp và xấu xí về một thủ đô tràn ngập trong rác như vừa qua”, ông Tùng chia sẻ.

Cũng theo ông Tùng, bên cạnh các luật, nghị định, chiến lược, đề án, chúng ta cần phải có các giải pháp đi kèm để đạt được các mục tiêu đó, và các chế tài cần thiết trên nền tảng tích hợp các cơ chế chính sách liên quan để đảm bảo các mục tiêu đề ra đạt được.

Cuối cùng ông Tùng cho rằng, Hà Nội đang xây dựng phát triển theo hướng đô thị thông minh không có nghĩa là chúng ta chỉ cần ứng dụng công nghệ thông tin vào là thành thông minh. Một đô thị thông minh phải giải quyết được các vấn đề dân sinh làm sao để chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Công tác quản lý chất thải phải là một trong những vấn đề đó. Nếu chúng ta đặt rác thải là một nội dung trọng tâm của đô thị thông minh, việc áp dụng công nghệ số trong quản lý rác thải là yêu cầu bắt buộc. Các thông tin, số liệu hỗ trợ cho quản lý rác hiệu quả như chỗ nào rác đã đầy, khu phố nào rác chưa được vận chuyển, nhà máy rác nào đang xử lý bao nhiêu, khối lượng rác có khả năng tái chế tái sử dụng là bao nhiêu, số tiền thu được bao nhiêu v.v… đều được cập nhật, công khai minh bạch giúp các cơ quan quản lý, đơn vị thực hiện ra các quyết định kịp thời.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

UBND TP. Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu xem xét quy hoạch cảng Liên Chiểu gồm 3 bến cảng: Bến cảng container, bến cảng tổng hợp và hàng rời, bến hàng lỏng, khí.
Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 7 dự án thủy lợi, thủy sản sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Mưa lớn liên tục gây ngập sâu, chia cắt 215 hộ dân tại 3 bản ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa). Tại huyện Bố Trạch, một bé gái bị cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn.
Thông xe cây cầu nối 2  tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Thông xe cây cầu nối 2 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Dự án Cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai chính thức được thông xe, góp phần tăng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh.
Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Chiều 23/9, tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định, Công ty TNHH Sanbang (Singapore) đã tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất hàng dệt may.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Hội nghị kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận sẽ diễn ra ngày 24/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Trong 45 ngày đêm, lực lượng CSGT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Đắk Lắk

Doanh nghiệp Đắk Lắk 'đạp sóng vượt chông gai' khát vọng xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 với chủ đề ''Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc''.
Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Các hộ dân ở 2 tòa chung cư A7 và A8 ở quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, đã được hỗ trợ di chuyển tài sản tới nơi ở mới, bảo đảm an toàn sau bão.
Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Theo dự báo, trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4 - 7 m, mực nước đỉnh lũ có khả năng lên mức BĐ2 – BĐ3.
Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” với sự góp mặt các doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng quyên góp được hơn 5 tỷ đồng, để tái thiết làng Nủ (tỉnh Lào Cai).
Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Thời tiết mưa kéo dài, lúa bị đổ ngã và thiếu máy gặt đập liên hợp khiến nhiều nông dân TP. Cần Thơ gặp khó khăn trong thu hoạch lúa vụ thu đông.
Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Dù trời tối, mưa to, sóng lớn, việc cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn nhưng lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh và chủ tàu đã kịp thời cứu được 2 ngư dân gặp nạn.
Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn kéo dài từ ngày 22 sang đến ngày 23/9 đã khiến nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, giao thông nhiều đoạn bị tê liệt cục bộ.
Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang được cải thiện đáng kể.
Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chủ trì cuộc họp bàn phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3, ổn định đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

9 tháng năm 2024, Bắc Ninh đứng đầu cả nước về quy mô thu hút vốn đầu tư FDI đạt 4,3 tỷ USD. Và từ ngày 22/9, tổng số vốn đầu tư vào tỉnh lên đến 6,1 tỷ USD.
Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Trong tuần qua (từ ngày 16-21/9), tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang; Chủ tịch UBND TP. HCM trao quyết định công tác cán bộ.
Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Nhiều người bị tử vong liên tiếp do mưa lũ, tỉnh Nghệ An vừa ra công điện khẩn ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân.
Nhiều bản ở huyện biên giới Mường Lát bị cô lập, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân

Nhiều bản ở huyện biên giới Mường Lát bị cô lập, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân

Nước lũ đổ về mạnh, một số bản ở huyện Mường Lát đã bị cô lập, chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội

Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội

Tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai thực hiện được 54 dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp.
Vĩnh Phúc xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô

Vĩnh Phúc xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô

Vĩnh Phúc quyết định xây dựng công trình khẩn cấp nhằm xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 31/12/2024.
Bình Dương: Chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Bình Dương: Chủ động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, các biện pháp phòng vệ thương mại gia tăng, đặt ra những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024

Sau nhiều lần hoãn do bão số 3, chiều nay (ngày 22/9), UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động