Kinh tế Hàn Quốc sẽ bật mạnh trong năm tới.
Xứ sở kim chi có khả năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 trong nhóm 20 quốc gia phát triển và mới nổi (G-20), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo.
Theo cơ quan này, GDP năm 2011 của Hàn Quốc sẽ đạt 1.050 tỷ USD, từ mức 986,3 tỷ USD dự báo trong năm nay. Năm 2009, GDP của Hàn Quốc đạt 832,5 tỷ USD.
Với mức tăng GDP như vậy, Hàn Quốc sẽ vượt qua Mexico, giành ngôi vị thứ 13 sau Australia. IMF cũng dự báo, GDP của xứ Hàn sẽ đạt 1.370 tỷ USD vào năm 2015, giúp quốc gia này giữ vững thứ hạng 13 trong G-20.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố ngày 27/10 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 3 giảm mạnh, xuống còn 0,7% so với quý trước đó. So với cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong quý 3 của Hàn Quốc đạt 4,5%.
Trong quý 2, tăng trưởng đạt 1,4% so với quý 1 và 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Theo nhận định của BOK, tăng trưởng trong quý 3 sụt giảm mạnh do xuất khẩu mất lợi thế vì đồng nội tệ tăng giá mạnh, tới 7,2% so với USD. Xuất khẩu, vốn chiếm tới 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc, chỉ đạt mức tăng 1,9% trong quý 3 sau khi tăng mạnh tới 7% trong quý 2.
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là chi tiêu cá nhân, một trong những động lực chính giữ đà tăng trưởng nền kinh tế Hàn Quốc, tăng 1,3%, so với mức tăng 0,8% trong quý trước. Quý 3 cũng đánh dấu tăng trưởng chi tiêu cá nhân của người Hàn Quốc đạt mức cao nhất kể từ sau đợt tăng 1,7% trong quý 3/2009.
Điều này cho thấy đã có sự cải thiện lớn trong nhu cầu tiêu thụ nội địa, giúp duy trì động lực tăng trưởng kinh tế. Đầu tư của các doanh nghiệp vào cơ sở sản xuất tăng 6,3% trong quý 3 sau khi đạt mức tăng nhảy vọt 9,1% trong quý 2.
Kinh tế Hàn Quốc trong sáu tháng đầu năm nay đã đạt mức tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nửa cuối năm nay, dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại, song kinh tế Hàn Quốc sẽ vẫn duy trì đà phục hồi và vẫn đạt mức tăng trung bình cả năm trên 6%.
Thêm vào đó, công bố hôm qua (2/11) của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), dự trữ ngoại hối tháng 10 tăng 3,57 tỷ USD so với tháng 9, lên kỷ lục mới 293,35 tỷ USD.
Nguyên nhân chính là do đồng USD yếu khiến giá trị chuyển đổi của các tài sản bằng ngoại tệ khác gia tăng đáng kể. Các chuyên viên giao dịch ngoại hối cho rằng, BOK đã mua vào đồng USD để làm chậm đà leo thang của đồng Won.
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc và BOK đã phủ nhận việc can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhưng cho hay, họ có thể thực hiện các biện pháp mềm dẻo để ngăn chặn sự biến động quá mức của nguồn dự trữ nếu cần thiết.
Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế Hàn Quốc cũng thông báo, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của nước này tăng 29,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 44,12 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 22,4% lên 37,20 tỷ USD, tạo ra thặng dư thương mại 6,9 tỷ USD, vượt kỳ vọng của giới phân tích.
Cũng liên quan tới thứ hạng trong G-20, theo IMF, năm 2009, Mỹ và Nhật Bản vẫn nắm giữ vị trí nhất, nhì trong nhóm này. Tuy nhiên, bước vào năm 2010, IMF cho rằng, Trung Quốc sẽ trỗi dậy và thế chỗ của Nhật Bản. IMF dự kiến GDP của Trung Quốc năm 2011 sẽ tăng nhanh, đạt 6.420 tỷ USD và con số này sẽ lên tới 7.170 tỷ USD vào năm 2012.
Nền kinh tế Nhật Bản lại tăng trưởng rất chậm, với các mức GDP dự kiến đạt được trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 5.680 tỷ USD và 5.980 tỷ USD.
Theo dự báo của IMF, trong năm 2011, Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí số 1 trong G20 với GDP đạt mức 14.620 tỷ USD. Đức xếp thứ 4 với 3.310 tỷ USD, tiếp đến là Pháp 2.560 tỷ USD, Anh 2.260 tỷ USD, Italy 2.040 tỷ USD và Nga là 1.480 tỷ USD.
Theo cơ quan này, GDP năm 2011 của Hàn Quốc sẽ đạt 1.050 tỷ USD, từ mức 986,3 tỷ USD dự báo trong năm nay. Năm 2009, GDP của Hàn Quốc đạt 832,5 tỷ USD.
Với mức tăng GDP như vậy, Hàn Quốc sẽ vượt qua Mexico, giành ngôi vị thứ 13 sau Australia. IMF cũng dự báo, GDP của xứ Hàn sẽ đạt 1.370 tỷ USD vào năm 2015, giúp quốc gia này giữ vững thứ hạng 13 trong G-20.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố ngày 27/10 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 3 giảm mạnh, xuống còn 0,7% so với quý trước đó. So với cùng kỳ năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong quý 3 của Hàn Quốc đạt 4,5%.
Trong quý 2, tăng trưởng đạt 1,4% so với quý 1 và 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Theo nhận định của BOK, tăng trưởng trong quý 3 sụt giảm mạnh do xuất khẩu mất lợi thế vì đồng nội tệ tăng giá mạnh, tới 7,2% so với USD. Xuất khẩu, vốn chiếm tới 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc, chỉ đạt mức tăng 1,9% trong quý 3 sau khi tăng mạnh tới 7% trong quý 2.
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là chi tiêu cá nhân, một trong những động lực chính giữ đà tăng trưởng nền kinh tế Hàn Quốc, tăng 1,3%, so với mức tăng 0,8% trong quý trước. Quý 3 cũng đánh dấu tăng trưởng chi tiêu cá nhân của người Hàn Quốc đạt mức cao nhất kể từ sau đợt tăng 1,7% trong quý 3/2009.
Điều này cho thấy đã có sự cải thiện lớn trong nhu cầu tiêu thụ nội địa, giúp duy trì động lực tăng trưởng kinh tế. Đầu tư của các doanh nghiệp vào cơ sở sản xuất tăng 6,3% trong quý 3 sau khi đạt mức tăng nhảy vọt 9,1% trong quý 2.
Kinh tế Hàn Quốc trong sáu tháng đầu năm nay đã đạt mức tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nửa cuối năm nay, dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại, song kinh tế Hàn Quốc sẽ vẫn duy trì đà phục hồi và vẫn đạt mức tăng trung bình cả năm trên 6%.
Thêm vào đó, công bố hôm qua (2/11) của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), dự trữ ngoại hối tháng 10 tăng 3,57 tỷ USD so với tháng 9, lên kỷ lục mới 293,35 tỷ USD.
Nguyên nhân chính là do đồng USD yếu khiến giá trị chuyển đổi của các tài sản bằng ngoại tệ khác gia tăng đáng kể. Các chuyên viên giao dịch ngoại hối cho rằng, BOK đã mua vào đồng USD để làm chậm đà leo thang của đồng Won.
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc và BOK đã phủ nhận việc can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhưng cho hay, họ có thể thực hiện các biện pháp mềm dẻo để ngăn chặn sự biến động quá mức của nguồn dự trữ nếu cần thiết.
Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế Hàn Quốc cũng thông báo, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 của nước này tăng 29,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 44,12 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 22,4% lên 37,20 tỷ USD, tạo ra thặng dư thương mại 6,9 tỷ USD, vượt kỳ vọng của giới phân tích.
Cũng liên quan tới thứ hạng trong G-20, theo IMF, năm 2009, Mỹ và Nhật Bản vẫn nắm giữ vị trí nhất, nhì trong nhóm này. Tuy nhiên, bước vào năm 2010, IMF cho rằng, Trung Quốc sẽ trỗi dậy và thế chỗ của Nhật Bản. IMF dự kiến GDP của Trung Quốc năm 2011 sẽ tăng nhanh, đạt 6.420 tỷ USD và con số này sẽ lên tới 7.170 tỷ USD vào năm 2012.
Nền kinh tế Nhật Bản lại tăng trưởng rất chậm, với các mức GDP dự kiến đạt được trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 5.680 tỷ USD và 5.980 tỷ USD.
Theo dự báo của IMF, trong năm 2011, Mỹ sẽ vẫn duy trì vị trí số 1 trong G20 với GDP đạt mức 14.620 tỷ USD. Đức xếp thứ 4 với 3.310 tỷ USD, tiếp đến là Pháp 2.560 tỷ USD, Anh 2.260 tỷ USD, Italy 2.040 tỷ USD và Nga là 1.480 tỷ USD.
Theo VnEconomy