Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hàng nghìn tỷ đồng tại các dự án "mắc kẹt" bởi quy định phòng cháy chữa cháy

Nhiều DN đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, các quy định về phòng cháy chữa cháy đang bất cập, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN.
Toà nhà, chung cư cao tầng: Cần thực hiện nghiêm quy định phòng cháy chữa cháy Thanh Hóa: Luôn đồng hành, chia sẻ những khó khăn vướng mắc với doanh nghiệp

Không thể nghiệm thu vì vướng kiểm định sơn chống cháy

Năm 2022, Công ty TNHH FC Việt Nam (Nhật Bản) xây dựng thêm kho chứa hàng (3 tầng) và văn phòng. Theo thông tin từ doanh nghiệp, phần thiết kế phòng cháy chữa cháy đã được thẩm duyệt, thi công xong và lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị như yêu cầu.

Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ để nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy thì đơn vị không được chấp thuận do vướng thủ tục, cụ thể, không kiểm định được sơn chống cháy cho kèo thép ở khu vực kho tầng 3. Trong khi đó, việc kiểm định này do cơ quan nhà nước thực hiện.

Chỉ vì vướng kiểm định hạng mục trên mà các khu vực còn lại của kho chứa hàng và văn phòng xây mới của công ty đều không được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Đại diện Công ty FC Việt Nam mong muốn cơ quan chức năng cấp phép nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy cho doanh nghiệp, theo hướng: Nghiệm thu ở những hạng mục khác trước (trừ khu vực tầng 3 có kèo thép sơn chống cháy) để công ty có thể sử dụng, đưa vào hoạt động các khu vực được cấp phép. Khi có hướng dẫn rõ liên quan đến kiểm định sơn chống cháy, công ty sẽ thực hiện bổ sung hồ sơ nghiệm thu cho khu vực tầng 3 nhà kho sau.

Vì cơ quan chức năng không kiểm định được sơn chống cháy, doanh nghiệp cũng không thể nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy toàn bộ các hạng mục mới xây dựng.

Đây chỉ một trong những bất cập mà nhiều doanh nghiệp chỉ ra liên quan đến các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Hàng nghìn tỷ đồng tại các dự án
Nhiều doanh nghiệp phản ánh quy định về phòng cháy, chữa cháy gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà)

Một ví dụ khác là trường hợp của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam (Hàn Quốc). Doanh nghiệp khẳng định, thủ tục xin thẩm duyệt giấy phép phòng cháy, chữa cháy khó khăn và mất rất nhiều thời gian kể từ cuối năm 2022.

Trước đây, việc thẩm duyệt giấy phép phòng cháy, chữa cháy do địa phương thực hiện, nhưng từ cuối năm ngoái, quy trình này đã chuyển ra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07), Bộ Công an. Do thời gian thẩm duyệt chưa xác định, gây nhiều khó khăn đối với thủ tục tiếp theo cho doanh nghiệp mở rộng dự án sản xuất.

Còn Công ty TNHH Samtec Việt Nam (huyện Long Thành, Đồng Nai) cho biết, công ty tiến hành cải tạo công năng của nhà kho và sàn lửng, nên đang chờ cơ quan chức năng thẩm duyệt lại thiết kế phòng cháy, chữa cháy. Từ tháng 10/2022 cho tới nay, phía doanh nghiệp làm việc với cơ quan phòng cháy, chữa cháy nhưng chưa rõ ràng trong việc áp dụng các quy chuẩn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư của tập đoàn mẹ vào Việt Nam.

Tương tự, Chi hội Thương mại Đài Loan (Trung Quốc) tại Đồng Nai thông tin, các doanh nghiệp nộp hồ sơ thiết kết cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy (Công an tỉnh Đồng Nai) đã hơn 7 tháng nhưng không được phê duyệt. Đáng chú ý, cơ quan chức năng cũng không có văn bản phản hồi cho giới doanh nghiệp biết rõ nguyên nhân tại sao không được chấp thuận. Một số thành viên thuộc Chi hội đều gặp phải vấn đề nêu trên.

Đại diện một công ty tại khu công nghiệp phía Bắc chia sẻ: Doanh nghiệp có nhu cầu cải tạo nhà xưởng để phục vụ mở rộng sản xuất song không thể thực hiện được thẩm duyệt cho cải tạo.

Một trong những lý do là vì quy định về hệ thống bể khói (phân chia, cô lập khói thành các vùng khói) kiểu “một mình một chợ”.

"Nếu doanh nghiệp đáp ứng về bể khói thì không thể trang bị các hệ thống khác như điều hòa thông gió, nước làm mát cho hệ thống chiller", đại diện công ty than thở.

Trong khi đó, quy định về kết cấu chịu lực phải có tính năng chống cháy trong một khoảng thời gian nhất định và loại vật liệu chống cháy phải được thẩm duyệt, cũng khiến cho doanh nghiệp phải chịu một lượng kinh phí khổng lồ để sơn kết cấu nhà xưởng bằng loại vật liệu sơn chống cháy.

Cụ thể đã có doanh nghiệp chi hết hơn 1 tỷ đồng chỉ để thí nghiệm đốt thử mẫu thẩm duyệt và giờ phải bỏ ra 24 tỷ đồng tiền sơn chống cháy cho diện tích nhà xưởng 24.000 m2. Trong khi đó, theo quy chuẩn (quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD) phải rà soát sơn lại 5 năm 1 lần, gây lãng phí vô cùng tốn kém cho doanh nghiệp.

Tháo gỡ cho các dự án chôn vốn nghìn tỷ

Tại văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai vào tháng 3 vừa qua, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh này cho biết, nội dung vướng mắc nhất trong nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy là kiểm định sơn chống cháy.

Điều này dẫn đến nhiều công trình xây dựng xong nhưng đơn vị phụ trách phòng cháy, chữa cháy thuộc Công an tỉnh Đồng Nai chưa thể xem xét chấp thuận nghiệm thu, để từ đó, ban quản lý chấp thuận nghiệm thu xây dựng, làm cơ sở cho chủ đầu tư chính thức đưa công trình vào sử dụng, hoạt động sản xuất, thế chấp vay vốn ngân hàng.

Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PC07), Công an tỉnh Đồng Nai, cho hay, đơn vị tổ chức kiểm tra định kỳ 2 lần/năm. Mới đây, đơn vị cũng làm việc với C07 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thời gian tới, cơ quan này sẽ mời các doanh nghiệp có vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn, xem xét, tháo gỡ những bất cập, chưa phù hợp.

Trước đó, tháng 11/2022, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) từng có văn bản gửi trực tiếp Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị nhanh chóng cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho nhà sản xuất, nhà kho.

Theo JCCI, các doanh nghiệp hội viên có nhà máy và nhà kho được xây dựng mới hoặc mở rộng tại Việt Nam đang không thể đưa nhà máy, nhà kho vào hoạt động vì không xin được Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy của cơ quan chức năng.

Khảo sát cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2022, có ít nhất 18 dự án với tổng giá trị 3.097 tỷ đồng của các doanh nghiệp Nhật Bản bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp xây dựng thì không thể bàn giao công trình đã hoàn thiện; các nhà máy, kho hàng của chủ đầu tư là doanh nghiệp sản xuất, vận tải của Nhật Bản cũng không thể đi vào hoạt động, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Phải bỏ dở dự án

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tại miền Bắc đang rất muốn thực hiện các dự án điện mặt trời trên mái nhà xưởng các khu công nghiệp. Điều này nhằm giúp các doanh nghiệp giảm bớt tiền điện và lấy chứng chỉ xanh để xuất khẩu tới các quốc gia có ưu đãi về thuế phát thải CO2. Thế nhưng, bắt tay vào làm, các nhà đầu tư này đều ngỡ ngàng khi “vấp” phải nhiều quy định phòng cháy chữa cháy.

Bởi lẽ, muốn lắp bổ sung tấm pin mặt trời trên mái, các nhà đầu tư phải thẩm duyệt lại không những đối với phần thiết bị năng lượng tái tạo lắp thêm mà còn phải rà soát lại toàn bộ hệ thống PCCC hiện hữu. Nhiều quy định mới được đánh giá là “không thể thực hiện được" nếu áp dụng theo quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD của Bộ Xây dựng.

“Quy chuẩn quy định quá cao, nhưng hướng dẫn thực hiện quy chuẩn lại không rõ ràng”, một nhà đầu tư thở dài.

Đơn cử, quy định hệ thống pin mặt trời lắp bổ sung trên mái phải được tính toán trong điều kiện thường và điều kiện cháy, khiến cho doanh nghiệp không biết phải tính toán trong điều kiện cháy thế nào là đạt.

“Các nhà đầu tư đều có văn bản hỏi thế nào là điều kiện cháy thì cơ quan có thẩm quyền không trả lời được. Hiện tại gần như vô vọng có thể tìm được một đơn vị có thể chứng nhận được thế nào là an toàn trong điều kiện cháy. Nên chỉ có nước bỏ dở dự án hoặc chờ đến đến thời điểm có quy định mới”, nhà đầu tư này chia sẻ.

vietnamnet.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy chữa cháy

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Theo số liệu thống kê, các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 76,098 tỷ USD.
Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Mong muốn phát triển một khu công nghiệp quy mô 200-300 ha để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp.
Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

Hiện ngành y dược của Việt Nam mới thu hút được 160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi Bão Yagi.
Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

Ngày 28/9 tới đây, Tập đoàn Deli sẽ khởi công nhà máy sản xuất văn phòng phẩm Deli Hải Dương với số vốn đầu tư lên tới 270 triệu USD.
3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

Để hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại tập trung bỏ vốn vào lĩnh vực y dược, Việt Nam cần đặc biệt lưu ý vào 3 yếu tố.
Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Tăng trưởng GDP quý 3 và cả năm 2024 của Việt Nam được dự báo vẫn sẽ duy trì ở mức 6,5%, cho dù nền kinh tế ít nhiều bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình vừa họp để lựa chọn nhà đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nguyên Xá và Cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng).
Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là nội dung thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên, bao gồm 50 đại diện của 35 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.
Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Vừa chính thức ra mắt, Câu lạc bộ Nhà đầu tư vốn tư nhân (VPCA) đã đưa ra mục tiêu thu hút 35 tỷ USD vốn đầu tư cho Việt Nam đến năm 2035.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Theo kết quả giải ngân vốn đầu tư công kỳ tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công Quảng Nam mới đạt 31,3% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động