Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 03:01

Hiệu quả cao từ các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê

Việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản, trong đó có cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang giúp nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm.

Những năm qua, Hợp tác xã (HTX) Orga cà phê Thuận An – xã Thuận An – huyện Đắk Mil – Đắk Nông đã đồng hành, hỗ trợ người dân xây dựng mô hình sản xuất cà phê hữu cơ. HTX tiến hành liên kết với 10 hộ sản xuất cà phê hữu cơ và hỗ trợ cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chỉ dẫn địa lý, thị trường tiêu thụ. HTX cũng hỗ trợ người dân về thực hiện các thủ tục truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng nhật ký sản xuất online. Hằng tháng, cán bộ kỹ thuật của HTX cũng xuống vườn cà phê từ 1 – 2 lần để kiểm tra quy trình chăm sóc. Ngoài ra, HTX còn bao tiêu sản phẩm cho người dân với giá cao hơn thị trường 15 – 20 nghìn đồng/kg.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ giúp nâng cao giá trị cà phê

Hoặc Công ty TNHH MTV Bốn Hiệp, xã Quảng Tín (Đắk R'lấp) đang liên kết với 120 hộ dân sản xuất hơn 240 ha cà phê. Hàng tháng, Công ty bán ra thị trường khoảng 1 tấn sản phẩm cà phê bột. Sản phẩm cà phê của Công ty được sản xuất bằng phương thức chế biến khô và chế biến ướt.

Theo ông Trương Công Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bốn Hiệp, Công ty được hỗ trợ từ một số chương trình, dự án như 3 EM, khuyến công nên cũng bớt được một phần khó khăn trong việc đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc sản xuất cà phê. Nhờ đầu tư trang thiết bị, nên giá trị sản phẩm cà phê của công ty cao gấp nhiều lần so với bán thô.

Đó là hai trong những mô hình thành công trong việc sản xuất cà phê theo hướng hàng hóa, gắn với chế biến, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Tại các xã như Nhân Cơ, Đắk Wer, Hưng Bình, Đắk Ru, Quảng Tín... các chuỗi liên kết sản xuất cà phê đã giúp bà con được tiếp cận, áp dụng rộng rãi, đồng bộ các kỹ thuật canh tác cà phê tiên tiến. Trong đó, nổi bật nhất là việc bà con sản xuất cà phê theo các quy trình nông nghiệp tốt toàn cầu như 4C, UTZ.

Năm 2020, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là hơn 131.000 ha, sản lượng gần 306.700 tấn. Những năm qua, các cấp, các ngành đã chú trọng khuyến khích, hỗ trợ phát triển các chuỗi sản xuất cà phê theo hướng hàng hóa, gắn với chế biến, tiêu thụ. Toàn tỉnh hiện có 23 chuỗi liên kết sản xuất cà phê, với khoảng 7.600 hộ tham gia, tổng diện tích trên 13.100 ha. Các chuỗi liên kết ngày càng được mở rộng cả quy mô lẫn số lượng người tham gia.

Ngoài chế biến cà phê bột, một số doanh nghiệp, hợp tác xã nằm trong chuỗi liên kết đã có sản phẩm cà phê túi lọc. Điều này chứng tỏ, quá trình liên kết đã thúc đẩy sản xuất, chế biến cà phê một cách tốt hơn.

Với vai trò quản lý nhà nước, những năm qua, ngành Công Thương Đắk Nông đã tập trung nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ cho các nội dung như: Ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến cà phê, hạt điều, cơ khí tiêu dùng, chế biến mắc ca, mộc dân dụng, hồ tiêu, cửa nhôm và nhựa… Trong đó, hầu hết các đơn vị thụ hưởng là những doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới phát triển lên doanh nghiệp từ các hộ kinh doanh cá thể đang thiếu vốn để đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ mới, phát triển sản xuất…

Các hoạt động khuyến công đã có vai trò quan trọng trong hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kịp thời khuyến khích, hỗ trợ cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thêm nữa, đã góp phần hình thành bền vững chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn địa phương.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024