Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc có chủ đề "Liên kết vùng từ sản xuất đến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử" do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức.

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc có chủ đề Liên kết vùng từ sản xuất đến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử. Ảnh: HQ

Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên Phạm Đức Toàn; Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh, cùng sự hiện diện của hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp vận hành dịch vụ thương mại điện tử, doanh nghiệp công nghệ; các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở đào tạo...

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc
Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu tham gia. Ảnh: HQ

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - bà Lê Hoàng Oanh cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh và năng động nhất trên thế giới. Thương mại điện tử đã tạo ra phương thức phân phối hiện đại và tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, vì vậy, đang hiện diện ngày càng phổ biến và trở thành một trong những trụ cột có đóng góp to lớn cho tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Để phát huy lợi thế của phương thức phân phối hiện đại này, đồng thời, khai thác tốt hơn lợi thế của mỗi vùng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bà Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ chủ trương thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử. "Đây là chủ trương xuyên suốt và là một trong những định hướng trọng tâm của Đảng, Chính phủ thời gian qua"- bà Lê Hoàng Oanh nêu.

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc
Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HQ

Vùng đất Tây Bắc, theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đây là một vùng có vai trò, vị trí chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; nơi có truyền thống cách mạng vẻ vang, nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nơi đây được ví như là “cội nguồn dân tộc”; “cái nôi của cách mạng Việt Nam”, là “phên dậu”, là “cửa ngõ” phía Tây và phía Bắc của quốc gia.

Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian gần đây, các tỉnh Tây Bắc đã bắt đầu ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong một số lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, thương mại, khai khoáng và thủy điện...

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc
Việc tổ chức Hội nghị kỳ vọng sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc. Ảnh: HQ

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận định, trong lĩnh vực thương mại điện tử, Tây Bắc phải đối mặt với nhiều thách thức về hạ tầng giao thông, logistics, nhân lực ngành thương mại điện tử và thói quen tiêu dùng của người dân… “Do đó, quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử còn chưa tương xứng với tiềm năng. Sự liên kết, chia sẻ, tối ưu hóa nguồn lực trong phát triển thương mại điện tử của các địa phương trong vùng còn hạn chế” - bà Lê Hoàng Oanh đánh giá.

Chính vì vậy, để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ cũng như thúc đẩy thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Điện Biên tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc”.

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trình bày nội dung "Liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử: Từ chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc" tại Hội nghị. Ảnh: HQ

Bà Lê Hoàng Oanh kỳ vọng, hội nghị sẽ góp phần: Nâng cao năng lực triển khai Đề án phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 của các địa phương, hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững; Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hạ tầng dịch vụ phát triển, giúp các địa phương tiết kiệm nguồn lực, chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, có cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất và tiêu thụ rộng lớn; thu hẹp khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc, giữa Tây Bắc và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng và của cả nước.

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc
Ông Phạm Đức Toàn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HQ

Chia sẻ về hoạt động thương mại điện tử Vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, ông Phạm Đức Toàn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho biết, hoạt động thương mại điện tử vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng trong những năm gần đây đã có sự khởi sắc và tiến triển, dần thu hẹp khoảng cách về trình độ, nâng cao năng lực tiếp cận thương mại điện tử cho người tiêu dùng và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của vùng Tây Bắc và của cả nước.

Riêng tỉnh Điện Biên, theo ông Phạm Đức Toàn, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn đã có bước phát triển tích cực. Trong đó, toàn tỉnh đã có khoảng 500 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử; tỷ lệ dân số toàn tỉnh tham gia mua sắm trực tuyến đạt trên 30%; tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài khoản thương mại điện tử đạt 20% và tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương mại điện tử đạt 50%. “Qua đó, giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tỉnh tiếp cận được thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác, giảm chi phí sản xuất, giúp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi”- ông Phạm Đức Toàn cho hay.

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc
Hoạt động thương mại điện tử tại tỉnh Điện Biên còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: HQ

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, thương mại điện tử tại tỉnh Điện Biên còn rất nhiều khó khăn, thách thức, như đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử còn thiếu; chất lượng nguồn nhân lực thương mại điện tử trong các doanh nghiệp còn thấp; hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; phần lớn website thương mại điện tử tỉnh Điện Biên chỉ dừng lại ở hình thức quảng bá giới thiệu sản phẩm; thiếu các dịch vụ hỗ trợ tiếp thị, thanh toán, hoàn tất đơn hàng; số lượng sản phẩm hàng hoá đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, yêu cầu để tham gia vào sàn thương mại điện tử còn rất khiêm tốn.

Đặc biệt, đến nay, “Điện Biên chưa có sàn thương mại điện tử riêng do vậy doanh nghiệp, người tiêu dùng thiếu kênh mua bán trực tuyến an toàn, hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước thiếu công cụ để kiểm soát, đưa hoạt động mua bán hàng trực tuyến vào hệ thống cũng như thúc đẩy việc mua bán, trao đổi, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phát triển”- ông Phạm Đức Toàn cho biết.

Trước thực tế đó, ông Phạm Đức Toàn mong muốn, Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc sẽ góp phần định hướng và đề ra các giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển thương mại điện tử hiện nay tại vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.

Với những kiến thức bổ ích, thiết thực được tích luỹ tại hội nghị sẽ được mỗi địa phương ứng dụng trong quản lý và phát triển thương mại điện tử và kinh tế số địa phương mình theo hướng bền vững”- ông Phạm Đức Toàn nhấn mạnh.

Hoa Quỳnh-Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Sáng 6/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 vừa qua, SASCO vinh dự lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động