Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tiếp tục hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Bộ Công Thương ưu tiên hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về phát triển công nghiệp.
Kết nối doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Thông tin được ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đưa ra, tại hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” do Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều ngày 28/2, tại TP. Hồ Chí Minh.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), phát biểu tại hội thảo

Doanh nghiệp cần hỗ trợ về chính sách, vốn, thị trường

Trong phiên thảo luận, các diễn giả tại hội thảo ghi nhận và thảo luận về câu chuyện liên kết ngành, đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nhanh và sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong phiên thảo luận, các diễn giả tại hội thảo đã bàn luận nhiều vấn đề và đưa ra những hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ nâng cao nội lực ngành công nghiệp Việt Nam, tăng cường liên kết ngành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, đưa ra những đề xuất, đóng góp nhằm hiến kế thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ Việt Nam, cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Bà Bùi Thị Hồng Hạnh - Giám đốc điều hành NC Network, công bố khảo sát về khó khăn, thách thức của doanh nghiệp trong nước khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu tại hội thảo

Công bố khảo sát về khó khăn, thách thức của doanh nghiệp trong nước khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, bà Bùi Thị Hồng Hạnh - Giám đốc điều hành NC Network - cho rằng: Những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt đó là tiếp cận khách hàng, thông tin thị trường, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vấn đề tài chính, tiêu chuẩn chứng chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới...

Hiện nay số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ dù tăng mạnh nhưng chưa đủ và thiếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ nguồn như khuôn, đúc, ép nhựa, hàn, xử lý nhiệt… Đặc biệt, chưa hình thành được chuỗi cung ứng nội địa hoàn chỉnh, khó có thể đáp ứng các đơn hàng đòi hỏi gia công nhiều công đoạn. Cũng như thiếu thông tin về những yêu cầu mới tại các thị trường xuất khẩu khiến doanh nghiệp bị động trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng…

Theo bà Bùi Thị Hồng Hạnh, trong bối cảnh cơ hội tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Việt đang rất nhiều, nhưng rủi ro và khủng hoảng đang rất cao. Do đó, cần nâng cao hơn nữa chính sách hỗ trợ về ưu đãi thuế, đào tạo, tài chính, phát triển thị trường.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh trình bày những định hướng và giải pháp từ Thành phố để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới

“Trong đó, cần qui hoạch các khu công nghiệp hỗ trợ phát triển theo chuỗi cung ứng của các hãng lớn cũng như các doanh nghiệp trong nước với chi phí, chính sách hợp lý. Ngoài ra, nhà nước có chiến lược dài hạn, cụ thể, nhất quán, xác định ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp với thực tế đất nước” - Giám đốc điều hành NC Network kiến nghị.

Tiếp nối câu chuyện, trong phần tham luận, đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã đánh giá tình hình phát triển của công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đặc biệt là các cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ của địa phương trước những khó khăn của doanh nghiệp ngành công nghiệp. Cùng với đó là những định hướng và giải pháp từ thành phố để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
TS. Võ Trí Thành đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu tại hội thảo

Để thúc đẩy công nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ, bên cạnh những giải pháp như: Phát triển quỹ đất công nghiệp, nguồn nhân lực; tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kết nối cung cầu; triển khai giải pháp về hỗ trợ và thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển, ứng dụng các giải pháp công nghệ… “Cần hoàn thiện cơ sở pháp lý (Luật Công nghiệp) và thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp Quốc gia” - Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đề xuất.

Đóng góp vào giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, TS. Võ Trí Thành đã trình bày tham luận về vấn đề “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng”.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Các chuyên gia, doanh nghiệp đối đáp sôi nổi xoay quanh những vấn đề, khó khăn thực tại cần tháo gỡ và đề xuất giải pháp để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong phần hỏi - đáp, các chuyên gia, diễn giả cùng nhau đưa ra nhiều ý kiến, đối đáp sôi nổi xoay quanh những vấn đề, khó khăn thực tại cần tháo gỡ và đề xuất giải pháp để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, các chuyên gia cũng cùng phân tích câu chuyện thúc đẩy liên kết ngành thông qua các dẫn chứng kinh nghiệm xây dựng Luật Phát triển công nghiệp của các nước, qua đó đề xuất các chính sách, đặc biệt là cần sớm ban hành Luật phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho biết: Trong thời gian qua, đối mặt với những khó khăn từ sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19, các cuộc chiến tranh thương mại và xung đột chính trị diễn ra trên thế giới, ngành công nghiệp Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn, thách thức. Với định hướng, chính sách kịp thời của Đảng và Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ổn định, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)

Tuy nhiên, ngành công nghiệp Việt Nam cần khắc phục được những điểm nghẽn, xây dựng được nội lực, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao năng lực cạnh tranh, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến động thị trường theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.

Thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, Cục trưởng Cục Công nghiệp khẳng định, trên cơ sở những ý kiến đóng góp, tham luận có giá trị của các chuyên gia, đại biểu các sở, ban ngành và các địa phương tại hội thảo, trong thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trong tâm.

Cụ thể: Bộ Công Thương ưu tiên hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động phát triển công nghiệp trên cả nước. Đặc biệt là có một đạo Luật chuyên môn về công nghiệp để thống nhất các chính sách pháp luật nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, hiện đại, đảm bảo năng lực tự chủ về tư liệu sản xuất và nâng cao vị thế của một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu.

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Lễ ký kết MOU giữa Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng đến việc Việt Nam xây dựng nền công nghiệp tự chủ, trong khuôn khổ hội thảo

“Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật về công nghiệp trọng điểm trình Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024”- ông Trương Thanh Hoài thông tin.

Bên cạnh đó, đề xuất các cơ chế thúc đẩy phát triển các tập đoàn công nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên cũng như hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ theo định hướng của Chính phủ.

Đồng thời, Bộ cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển hệ thống cụm liên kết ngành, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm, dưới sự dẫn dắt của các tập đoàn công nghiệp quy mô lớn của Việt Nam có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh quốc tế và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng với đó, hình thành năng lực sản xuất mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua việc đẩy mạnh công tác xây dựng và vận hành hiệu quả các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng và địa phương. Các trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng có vai trò kết nối các trung tâm tại địa phương, hình thành hệ sinh thái chung về công nghệ và sản xuất công nghiệp, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu…

Bộ Công Thương mong muốn các hiệp hội, ngành hàng phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò là cầu nối liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đóng góp nhiều tiếng nói hơn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời luôn hành động vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao năng lực của doanh nghiệp để ngày càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo tiền đề cất cánh trong thời gian tới.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam vừa có một bước tiến đột phá với dự án sản xuất cửa thoát hiểm trên cánh cho A321neo.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt có đang “lép” vế?

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt có đang “lép” vế?

Có nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng doanh nghiệp nội đang đối mặt với nguy cơ “thua” ngay trên sân nhà.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đứng trước nhiều cơ hội, nhưng doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gặp khó trong hành trình đi tìm 'chỗ đứng' trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn toàn cầu.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, địa phương và DN là chương trình hợp tác mà Bộ Công Thương triển khai, ghi nhận kết quả tích cực.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

22 doanh nghiệp FDI đã tham gia kết nối với 130 nhà cung cấp Việt Nam tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2024, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp ngành điện tử Việt bao giờ thoát cảnh gia công, đơn hàng bấp bênh?

Doanh nghiệp ngành điện tử Việt bao giờ thoát cảnh gia công, đơn hàng bấp bênh?

Dù ngành điện tử thu về hàng trăm tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, nhưng lợi ích kinh tế trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu là tương đối nhỏ.
Nhiều doanh nghiệp FDI chế biến, chế tạo muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp FDI chế biến, chế tạo muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch ra ngoài Trung Quốc đã tạo áp lực mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Compal, BH Flex, DKT Vina, Interflex Vina, Arcadyan… là những doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đang có được đơn hàng ổn định từ những tập đoàn lớn trên thế giới.
Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ lần thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ lần thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Triển lãm quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam với chủ đề “Kết nối để phát triển” sẽ chính thức trở lại từ ngày 17-19/10/2024.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp thông báo tuyển dụng chuyên viên Hỗ trợ phát triển công nghiệp hạng III – lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu...
Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Trung tâm IDC tuyển dụng: Người đủ các điều kiện sau không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức
Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới trên “sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Công nghiệp hỗ trợ ô tô:

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: 'Cửa sáng' nhưng có dễ đi?

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện nếu không muốn rơi vào 'bẫy năng suất thấp'.
Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều thách thức

Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều thách thức

Hỗ trợ lãi suất vốn vay, được cung cấp thiết bị cho dự án giao thông đường sắt trong nước là đề xuất của doanh nghiệp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Triển lãm quốc tế Metal & Weld - Isme Vietnam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11

Triển lãm quốc tế Metal & Weld - Isme Vietnam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11

Từ ngày 21-23/11, Triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, gia công kim loại (Metal & Weld - Isme Vietnam 2024) sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Thu hút vốn FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ: Làm sao hiệu quả?

Thu hút vốn FDI vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ: Làm sao hiệu quả?

Là ngành công nghiệp trọng điểm nhưng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn nhỏ bé, thu hút vốn FDI vào ngành này để phát triển sản xuất tại chỗ là đề xuất tốt.
Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024: Thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024: Thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ 2024 (Supporting Industry Show 2024) sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 2 đến 4/10, đồng địa điểm với “METALEX Vietnam 2024”.
Hà Nội: Xây dựng hạ tầng đô thị gắn liền công nghiệp bán dẫn

Hà Nội: Xây dựng hạ tầng đô thị gắn liền công nghiệp bán dẫn

Chuyên gia nhận định, Hà Nội cần có năng lực về công nghệ điện tử, công nghiệp bán dẫn để xây dựng và vận hành đô thị thông minh.
Chuẩn bị nhân lực bán dẫn, thu hút ‘đại bàng đến xây tổ’

Chuẩn bị nhân lực bán dẫn, thu hút ‘đại bàng đến xây tổ’

Nhằm thu hút ‘đại bàng đến xây tổ’ cùng với các chính sách ưu đãi, việc chuẩn bị nhân lực cho ngành bán dẫn đang được Khu công nghệ cao Hòa Lạc triển khai.
Hà Nội có nhiều dư địa thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Hà Nội có nhiều dư địa thúc đẩy công nghiệp bán dẫn

Với vị trí chiến lược và tiềm năng vượt trội, Hà Nội được nhận định trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030: Liệu có khả thi?

Đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành bán dẫn đến năm 2030: Liệu có khả thi?

Theo Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, mục tiêu đến 2030 có ít nhất 50.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bán dẫn được cho là không khả thi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động