Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?

Phương thức hợp tác đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp giảm áp lực cho ngân sách quốc gia, tuy nhiên loại hình hợp tác này đang còn vướng mắc.
Hợp tác công tư PPP lĩnh vực điện lực: Đã có 9 nhà máy nhiệt điện BOT được xây dựng Thúc đẩy hợp tác công tư PPP trong APEC

Triển khai các dự án hạ tầng xã hội còn nhiều vướng mắc

Ngày 11/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng một số lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 150 đại biểu đại diện lãnh đạo ban, bộ, cơ quan Trung ương, đại diện một số địa phương và đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các cơ sở nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, doanh nghiệp.

Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng một số lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An nhấn mạnh, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội là 1 trong 3 đột phá chiến lược được đề ra trong 3 kỳ Đại hội Đảng liên tiếp. Cụ thể, Đại hội lần thứ XI, XII đề ra và được Đại hội XIII của Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Để thực hiện được đột phá chiến lược này, Đảng đã xác định cần tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách… để huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Nghị quyết 13-NQ/TW khoá XI đưa ra định hướng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2020, bao gồm cả hạ tầng giao thông, giáo dục và đào tạo, y tế … Nghị quyết 10-NQ/TW khoá XII đề ra giải pháp hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh thực hiện cơ chế hợp tác công - tư trong đầu tư, khai thác, sử dụng, kinh doanh các dự án, công trình kết cấu hạ tầng.

Theo ông An, hiện nay nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021 - 2025 khoảng 32 - 34% GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm chỉ chiếm khoảng 16 - 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 2,9 triệu tỷ đồng).

“Như vậy vốn đầu tư công không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu vốn cho đầu tư kinh tế - xã hội; việc huy động các nguồn lực xã hội khác, đặc biệt là nguồn lực tư đóng vai trò hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” - ông An nhấn mạnh.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn chứng tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, việc huy động nguồn lực xã hội thông qua phương thức đối tác công tư đã được áp dụng từ lâu và đóng góp đáng kể cho việc phát triển hạ tầng xã hội của mỗi quốc gia.

Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An phát biểu khai mạc hội thảo

Nhìn lại thực tế của Việt Nam, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, những năm qua, hàng nghìn tỷ đồng vốn tư nhân đã được huy động để xây dựng quốc lộ, đường cao tốc, nhà máy điện và nhiều dự án góp khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án phát triển hạ tầng xã hội theo phương thức đối tác công tư ở Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc, chưa được xử lý triệt để, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư PPP và việc triển khai các dự án PPP mới.

Trước thực tế số lượng dự án PPP mới còn hạn chế, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông, ít được triển khai trong các lĩnh vực khác, ông An cho rằng, nguồn lực đầu tư công chưa thực sự phát huy vai trò dẫn dắt, làm “vốn mồi” để thu hút nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo ông An, tình hình đó đặt ra 5 vấn đề mà hội thảo cần tập trung, trao đổi, làm rõ:

Thứ nhất, thể chế, chính sách, pháp luật hiện tại đã thực sự xây dựng được môi trường thúc đẩy đầu tư các dự án PPP bền vững tại Việt Nam?

Thứ hai, những vướng mắc lớn trong triển khai các dự án PPP tại Việt Nam?

Thứ ba, có khả năng mở rộng các lĩnh vực khác để áp dụng PPP không?

Thứ tư, cơ chế, chính sách đã phù hợp để phát huy vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công?

Thứ năm, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư theo phương thức PPP?

“Chúng tôi mong muốn được lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị, tổ chức quốc tế để đánh giá sâu sắc hơn về kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam thời gian qua để từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư theo phương thức đối tác công tư thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và một số dịch vụ công ích” - ông An nói.

Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Chuyên gia tư vấn ADB, Đại học Fulbright Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Dư nợ cho vay đối với các dự án đầu tư BOT, BT còn khiêm tốn

Tại phiên toàn thể, các đại diện từ Bộ, ngành, ngân hàng, tổ chức quốc tế tập trung trao đổi về tình hình thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thực trạng và giải pháp; đánh giá khách quan về những kết quả đạt được trong triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam; phân tích những khó khăn, hạn chế trong thực hiện triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Theo đó, số lượng các dự án mới còn hạn chế. Lĩnh vực đầu tư PPP mới chỉ tập trung trong lĩnh vực giao thông. Nguồn vốn ngân sách chưa thực sự phát huy được vai trò dẫn dắt thu hút các nguồn lực khác. Cơ chế bảo đảm đầu tư còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn cũng đã được phân tích như: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn còn thiếu hiệu quả. Nhiều dự án được lựa chọn áp dụng PPP chưa khả thi. Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa quy định một số lĩnh vực như văn hóa, thể thao, du lịch; chưa có quy định về cơ chế hiện thực hoá cam kết của phía Nhà nước đối với các bảo lãnh trong hợp đồng PPP…

Từ những vướng mắc trên, các đại biểu đã cùng trao đổi, đề xuất giải pháp xây dựng môi trường thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư tin cậy, bền vững; thảo luận về những vướng mắc trong cơ chế tài chính đối với dự án PPP; kỳ vọng của nhà đầu tư quốc tế đối với phương thức PPP; đưa ra các giải pháp thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong các ngành, lĩnh vực như y tế, giao thông; kinh nghiệm triển khai các dự án PPP trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng và xã hội tại địa phương…

Lý giải lý do doanh nghiệp nước ngoài không “mặn mà” đầu tư vào các dự án hạ tầng theo hình thức PPP, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Chuyên gia tư vấn ADB, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất ít khi đầu tư vào hạ tầng mà chỉ tập trung lĩnh vực năng lượng. Bởi đầu tư PPP trong lĩnh vực năng lượng có chính sách rất rõ ràng, không "lùng nhùng" như với các dự án giao thông.

Mặt khác, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hình thức hợp tác công tư, nhà nước cần có cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư bằng cách chuẩn bị sẵn nguồn lực khi cần thiết.

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Bích Hồng, Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến hết quý I/2023 dư nợ cho vay đối với các dự án đầu tư BOT, BT khoảng 92 nghìn tỷ đồng. Đây là con số còn khiêm tốn.

Về nguyên nhân khiến vốn đổ vào các dự án này còn hạn chế, theo bà Hồng có yếu tố từ việc các dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro. “Ngân hàng khi cho vay phải tính đến bài toán có lời và giảm thiểu rủi ro. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia vào các dự án còn hạn chế, vốn góp của họ chỉ chiếm 20%, trong đó phần lớn là vốn vay trong khi dòng tiền không ổn định. Khi khó khăn nhất thời điểm dịch Covid-19 thì dòng thu phí của các dự án BOT giảm 30 - 40%” - bà Hồng phân tích.

Đưa ra giải pháp, bà Hồng kiến nghị, phải có cơ chế rõ ràng chia sẻ rủi ro giữa khu vực tư nhân và Nhà nước. Bởi vậy vấn đề đặt ra cần có quỹ chung. Thời gian tới cần quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó vốn ngân hàng là quan trọng, hỗ trợ cho việc cho vay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước quan tâm tới việc rủi ro và chia sẻ rủi ro nên cần hoàn thiện hơn về khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo.

“Phải rõ ràng cơ chế, trách nhiệm giữa các bên. Trong quá trình xử lý các vướng mắc cần sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trực tiếp cho vay các dự án để họ có thể nghe vướng mắc từ đâu để tháo gỡ các khó khăn trong xử lý dòng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ cho các dự án" - bà Hồng nêu vấn đề.

Bà Vũ Quỳnh Lê, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho rằng, cần hoàn thiện hàng lang pháp lý, nhất là dự án PPP đang gặp khó khăn trong thay đổi tư duy.

“Cần tháo gỡ những vướng mắc về thực hiện PPP trong các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội để tạo niềm tin trong thị trường, trong đó cần chú ý đến vai trò của truyền thông để chính sách đi vào cuộc sống” - bà Vũ Quỳnh Lê nói.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Kinh tế Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tin cùng chuyên mục

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Vuasanca

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Vuasanca

Ngày 18/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 1599/QĐ-BCT công nhận ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca.
Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, nhiều đại biểu quốc hội và chuyên gia đã đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Dự kiến ngày 12/6/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo - International Innovative Business Forum (IIBF) 2024.
Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Là điểm sáng trong bức tranh không sáng của kinh tế thế giới, tuy nhiên tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự ứng biến phù hợp.
Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng quá trình chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn, chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Trong 2 ngày (28-29/5), Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Với nhận thức đúng đắn, triển khai quyết liệt, nhiều địa phương đã đạt được kết quả tích cực sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 52 về cách mạng công nghiệp 4.0.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động