Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 03:24

Khai mạc Hội chợ nông đặc sản vùng miền, Tuần lễ quảng bá cam sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn

Tối ngày 19/12, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ nông đặc sản vùng miền, Tuần lễ quảng bá cam sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn năm 2018.  

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho hay, Hội chợ nông đặc sản vùng miền, tuần lễ quảng bá cam sàng Hà Giang, quýt Bắc Kạn năm 2018 là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng được Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn chỉ đạo tổ chức từ ngày 19- 26/12 tại Hà Nội.

Khai mạc Hội chợ nông đặc sản vùng miền, Tuần lễ quảng bá cam sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn

Với quy mô 200 gian hàng của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề đến từ các địa phương trên cả nước cùng nhiều các mặt hàng nông đặc sản vùng miền, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ… Hội chợ sẽ là cơ hội tốt để hai sản phẩm đặc sản: Cam sành Hà Giang và quýt Bắc Kạn được quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm thông tin, tư vấn khoa học công nghệ, mở rộng quan hệ xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư vào các dự án phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, quýt Bắc Kạn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị, thơm, chua dịu, ngọt mát… không trộn lẫn với bất cứ sản phẩm quýt của vùng khác. Từ đầu những năm 1980, người dân khu vực xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông đã phát triển thành các vùng chuyên canh cây quýt. Diện tích cây quýt được trồng mở rộng dần ra những xã, vùng lân cận và đến nay đã trở thành hàng hóa.

Năm 2012, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm quýt Bắc Kạn, đến nay diện tích cam quýt đạt 3.501 ha, diện tích dự kiến cho thu hoạch 2.100 ha, sản lượng dao động từ 17.000 - 20.000 tấn/năm. Song song với việc phát triển diện tích, tỉnh Bắc Kạn cũng đã chú trọng về nâng cao chất lượng, mục tiêu là đến năm 2020 sẽ thực hiện thâm canh, cải tạo tăng năng suất 2.300 ha cây ăn quả (gồm các loại cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ), trong đó đưa ra mục tiêu có 300ha sản xuất theo quy trình VietGAP và xác định canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi tất yếu để nâng cao giá trị cạnh tranh, giúp nông sản đặc trưng của tỉnh vươn ra thị trường lớn.

Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hoạt động tích cực, giúp cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh khẳng định được thương hiệu, tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Để có được điều đó, tỉnh đã chỉ đạo việc quảng bá sản phẩm, mạnh dạn tiếp cận thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm, nhằm góp phần làm nên thành công của mỗi sản phẩm trong tỉnh hiện nay.

Cam, quýt Hà Giang, Bắc Kạn “đổ bộ” về Hà Nội

Hà Giang nổi tiếng với sản phẩm cam sành. Với hơn 8.700ha trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, truy xuất nguồn gốc, năm 2018 cho sản lượng trên 62.000 tấn. Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang cho hay, hiện tỉnh đang triển khai mạnh mẽ việc xúc tiến thương mại, đầu tư, chuẩn bị tổ chức tuần lễ cam sành Hà Giang tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hướng tới xuất khẩu trong thời gian tới. Không khuyến khích mở rộng thêm diện tích trồng cam, Hà Giang sẽ nâng cao chất lượng để tạo thương hiệu cho cây cam sành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để nâng cao vị thế sản phẩm chủ lực trên thị trường, hướng tới xuất khẩu. Tết Nguyên đán sắp tới cũng là dịp để tiêu thụ mạnh sản phẩm cam sành Hà Giang, Hà Giang cũng đang nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường trong nước cho đặc sản này.

Cam, quýt nằm trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của Việt Nam có diện tích trồng lớn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, vụ cam quýt năm nay, tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn và một số tỉnh khác đã chủ động phối hợp cới các bộ ban ngành xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh. Đây là cách làm hay nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: đặc sản vùng miền

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia