Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Việc tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử kỳ vọng sẽ tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực.
Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Chiều 26/11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, trong những năm qua, được sự hướng dẫn của Bộ Công Thương và các bộ, ngành Trung ương, cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh Gia Lai và sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân... các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh đã triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ được giao, với nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt, có nhiều đột phá về tư duy trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, nền kinh tế của tỉnh Gia Lai đã có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản và ổn định tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Gia Lai qua các năm đều tăng dần, năm 2023 tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh đạt 3,02%; GRDP bình quân đầu người đạt 59,08 triệu đồng (tăng 6,1 triệu đồng so với năm 2022). Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp, mở rộng; nhiều lĩnh vực trong đó thương mại điện tử đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, phát huy hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, góp phần nâng cao năng lực của doanh nghiệp, thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử
Quang cảnh hội nghị triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vũ Thảo

Thời gian qua, việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp được quan tâm chú trọng, bước đầu đáp ứng những yêu cầu đặt ra.

Hệ thống mạng lưới viễn thông, internet cáp quang trên địa bàn tỉnh được nâng cấp, mở rộng, mạng điện thoại 3G, 4G và mạng truyền dẫn cáp quang được phủ sóng rộng rãi. 100% cơ quan hành chính nhà nước và doanh nghiệp có trang bị mạng internet tốc độ cao.

Hạ tầng an toàn, an ninh mạng cho thương mại điện tử được phát triển với việc phổ biến chữ ký số, chứng thư số; tăng cường hệ thống bảo mật, đầu tư hệ thống tường lửa, phần mềm chống virus...

Giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt được chú trọng, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chủ động khuyến khích các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Các siêu thị, trung tâm mua sắm, các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn đã xây dựng hệ thống trang thiết bị cho phép khách hàng thanh toán thông qua hình thức thanh toán trực tuyến của các ngân hàng thương mại và các trung gian thanh toán trực tuyến, ví điện tử (Momo, VnPay, ViettelPay, Zalo Pay, MobiFone Pay…).

Hạ tầng logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử ngày càng được quan tâm phát triển, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Các đơn vị chuyển phát tăng trưởng về quy mô và số lượng. Trong đó có các doanh nghiệp lớn: VNPost, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm… đã ứng dụng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng mã vạch, mã QRcode. Các dịch vụ gọi xe, giao hàng trực tuyến: Grab, Xanh SM… được người dân sử dụng rộng rãi.

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh qua các năm đều tăng dần, năm 2023 tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh đạt 3,02%; GRDP bình quân đầu người đạt 59,08 triệu đồng. Ảnh: Hiền Mai

Xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại. Phát triển các giải pháp chia sẻ hạ tầng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối bán lẻ, các giải pháp liên kết, chia sẻ thông minh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng, doanh nghiệp với chính phủ trên nền tảng di động, thẻ thông minh và dữ liệu lớn.

Cụ thể, xây dựng các Sàn giao dịch thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: www.thuongmaigialai.vn, www.ocopgialai.vn, đến nay đã hỗ trợ cho hơn 300 doanh nghiệp tham gia vào các sàn này.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, đã đạt một số mục tiêu cụ thể. Cụ thể, Gia Lai có 186 đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay 139/186 xã có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến đạt 75%.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp: 20% các doanh nghiệp có giao dịch thương mại điện tử, tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website thương mại bán hàng, các ứng dụng thương mại điện tử bán hàng (Số liệu thống kê quốc gia về thương mại điện tử- Bộ Công Thương năm 2022). 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng: Điện lực, viễn thông: áp dụng hợp đồng điện tử đạt 100%; Dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt, truyền thông đang bắt đầu triển khai áp dụng hợp đồng điện tử ước đạt 30%.

Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử: Khoảng 1.350 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử. Doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm đều tăng, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2023 ước đạt 7,5% (năm 2022 đạt 7%).

Nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chỉ số thương mại điện tử (EBI) của tỉnh Gia Lai không ngừng cải thiện qua các năm: Năm 2023 đạt 13.6 điểm, đứng thứ 38/63 tỉnh, thành phố và thứ 03/05 tỉnh Tây Nguyên (sau Lâm Đồng và Đăk Lăk); tăng 02 bậc so với năm 2022 (40/63 tỉnh, thành phố), tăng 06 bậc so với năm 2021 (44/63 tỉnh, thành phố).

Thời gian tới, tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục phối hợp, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố thuộc 6 vùng kinh tế trọng điểm nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng nhằm tăng tính kết nối giữa các địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế của cả nước.

Đồng thời tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại điện tử nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển phù hợp với xu thế và tình hình mới; đầu tư hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và hạ tầng logistics trong thương mại điện tử, từ đó sẽ giúp thông suốt các quy trình phân phối hàng hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. Hoàn thiện về mặt hạ tầng thanh toán, tăng cường phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code,... từng bước thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng đối với việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Ngày 26/11, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số”.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, song còn nhiều thách thức với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.
Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Vuasanca tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.
Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề xuất, cần tăng cường trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu,...
Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Khách sạn Đối ngoại (Hà Nội) với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động