Khánh Hòa bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch 11 tháng, Khánh Hòa thu hơn 30.217 tỷ đồng từ du lịch Khánh Hòa: Tiến độ bán đấu giá các cơ sở nhà, đất còn chậm |
Ngày 4/12, tại Khánh Hòa, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- NN&PTNT) chủ trì tổ chức hội thảo Tập huấn kỹ năng khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường nông sản với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất.
Toàn cảnh hội nghị |
Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và điều kiện tự nhiên, có tiềm năng vô cùng lớn trong việc phát triển các sản phẩm nông thủy sản. Một số sản phẩm chủ lực đặc trưng của tỉnh có thể kể đến như là sầu riêng ở Khánh Sơn sản lượng khoảng 3.750 tấn; xoài ở huyện Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa sản lượng 38.844 tấn xoài các loại; bưởi da xanh ở Khánh Vĩnh khoảng 1.780 tấn;...
Ông Lê Bá Ninh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa bày tỏ, trong những năm qua, một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất đối với nông sản của tỉnh là tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định. Một số sản phẩm nông sản thường xẩy ra tình trạng tồn đọng, khó tiêu thụ vào dịp thu hoạch, đơn cử như bí đỏ ở xã Ninh Sơn (thị xã Ninh Hòa) gần đây.
"Trong thời gian qua, nhìn chung các hợp tác xã, tổ hợp tác đã chú trọng khâu sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, công tác quảng bá, giới thiệu, tìm hiểu thông tin, tiếp cận thị trường của các hợp tác xã, tổ hợp tác còn hạn chế", ông Ninh nhìn nhận.
Vừa qua, hàng nghìn tấn bí đỏ của nông dân xã Ninh Sơn (thị xã Ninh Hòa) "bí" đầu ra, được nhiều đơn vị, cá nhân vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ. |
Theo đó, hội thảo tập trung thảo luận các kiến thức, kỹ năng về tổng hợp, phân tích, đánh giá thị trường, giúp các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu, xu hướng của thị trường; xây dựng phương án kinh doanh, tư vấn cách lập kế hoạch và vận hành bán hàng nông sản qua các kênh truyền thống và online trên nền tảng số…
Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - chia sẻ, hiện nông sản vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến nâng cao chất lượng cho phát triển thị trường. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất cần xác định được thị trường phù hợp sản phẩm, từ đó xây dựng chiến lược phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn, đáp ứng đòi hỏi của các thị trường...